Xử phạt vi phạm quy định về hoạt động của công đoàn

Cập nhật | Số lượt đọc: 1326

Mức xử phạt vi phạm quy định về hoạt động của công đoàn được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:

 

STT

Hành vi vi phạm

 

Mức phạt tiền

(đồng)

1

Người sử dụng lao động có hành vi không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn.

 

1.000.000 - 3.000.000 

2

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

 

a) Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;

b) Không cho người làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức;

c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;

d) Không trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn;

đ) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức để hoạt động công tác công đoàn.

 

5.000.000 - 10.000.000

3

Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

 

a) Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;

b) Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;

c) Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn;

d) Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động.

10.000.000 - 15.000.000

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Các hình thức xử lý kỷ luật người lao động

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2012 bao gồm:


Thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định pháp luật thì người sử dụng lao động có thẩm quyền xử lý kỷ luật người lao động theo đúng trình tự, thủ tục như sau:


Quy trình cắt giảm lao động

Căn cứ các Điều 44, 46, 49 Bộ luật lao động 2012 thì quy trình cắt giảm lao động được tiến hành như sau:


Đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc gia đình?

Bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.


Những loại công việc nào không được sử dụng lao động nữ?

Những công việc không được sử dụng lao động nữ được quy định tại điều 160 Bộ Luật lao động 2012, nội dung cụ thể như sau:


Dịch vụ nổi bật