Đồng sở hữu quyền sử dụng đất

Cập nhật | Số lượt đọc: 2097

Đồng sở hữu quyền sử dụng đất khi một trong hai bên mua bán, chuyển nhượng thì thực hiện như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tôi và anh Hòa dự định mua chung một lô đất 357m2 ở xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội. Nếu chúng tôi cùng đứng tên trên một sổ đỏ thì sau này tôi muốn bán đất có cần sự đồng ý của đồng sở hữu là anh Hòa không?

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi là Nguyễn Văn Nghĩa, tôi có một vấn đề thắc mắc xin được Luật sư công ty tư vấn giúp như sau:

Tôi và một người bạn của tôi là anh Nguyễn Văn Hòa có dự tính mua chung một lô đất ở xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội. Diện tích lô đất là 357 m2. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là trường hợp này chúng tôi cùng nhau đứng tên trên sổ đỏ có được không hay phải tách ra làm hai sổ đỏ với phần đất tương ứng với khoản tiền mà mỗi người chúng tôi bỏ ra? Trong trường hợp ngộ nhỡ sau này có phát sinh tranh chấp thì quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi người chúng tôi phải thực hiện như thế nào? Nếu sau này tôi muốn bán đất thì có bắt buộc phải được anh Hòa đồng ý hay không?

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Đại Kim. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013:

“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng nhất để xác định quyền hạn của người sử dụng đất trước Nhà nước, pháp luật và những người sử dụng đất khác. Vì vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo theo những nguyên tắc nhất định.

Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

“1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT:

“3. Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.

Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)“.

 

Như vậy theo các quy định trên thì khi hai bạn mua chung một lô đất, hai bạn có thể lập hai sổ đỏ tương ứng với phần diện tích đất thuộc sở hữu của mỗi người hoặc cùng đứng tên chung trên một sổ đỏ nếu có nhu cầu, pháp luật không bắt buộc hai bạn phải chọn lựa hình thức nào trong hai hình thức trên. Nếu lựa chọn cùng đứng tên trong một sổ đỏ thì khi hai bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với lô đất ở xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội đã nêu trên và được cấp Giấy chứng nhận thì tên của cả hai bạn sẽ được ghi trong Giấy chứng nhận. Thông thường, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp cho cả hai bạn, mỗi người được cấp 01 bản. Tuy nhiên, nếu hai bạn có nhu cầu chỉ cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện thì hai bạn sẽ thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực và gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Nếu sau này bạn có nhu cầu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất của mình cho người khác thì phải được sự đồng ý của đồng sở hữu mảnh đất với bạn, đó là anh Hòa. Theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 167 Luật đất đai 2013:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.”

Như vậy, vì bạn là người có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất trên nên bạn có quyền chuyển nhượng đất cho người khác. Tuy nhiên, vì anh Hòa cũng là người có quyền sử dụng đối với mảnh đất nên việc chuyển nhượng đất của bạn phải được sự đồng ý của anh Hòa nữaCả bạn và anh Hòa đều phải ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới được pháp luật công nhận.

Nếu chỉ một trong hai người sử dụng đất đồng ý việc chuyển nhượng mà người còn lại không đồng ý thì hai bạn phải thực hiện thủ tục tách thửa và cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất sau khi táchtheo quy định của pháp luật. Sau khi thửa đất đã được tách thành hai thửa cho từng cá nhân thì mỗi cá nhân được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Và khi đó việc chuyển nhượng đất do bạn hoàn toàn quyết định mà không cần sự đồng ý của anh Hòa.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Tư vấn về đóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công

Mời các bạn tham khảo bài viết về tư vấn về đóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công trong bài viết sau của chúng tôi.


Xin giấy phép xây dựng nhà ở tại Phố Cổ Hà Nội được không?

Việc có xin giấy phép xây dựng nhà ở tại Phố Cổ - Hà Nội được hay không sau đây sẽ được Luật Đại Kim gửi tới các bạn trong bài viết của mình. Mời các bạn cùng theo dõi.


Thuế xây dựng nhà ở được tính như thế nào ?

Trong bài viết sau đây của mình, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách tính thuế xây dựng nhà ở như thế nào. Mời các bạn cùng theo dõi.


Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng

Cùng Luật Đại Kim tìm hiểu về các Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng được chúng tôi thông tin tới bạn trong bài viết sau đây,


Khiếu nại đền bù đất giải phóng mặt bằng không thỏa đáng

Xin mời cùng tham khảo bài viết về Khiếu nại đền bù đất giải phóng mặt bằng không thỏa đáng của chúng tôi trong bài viết sau đây.


Dịch vụ nổi bật