Hồ sơ cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài

Cập nhật | Số lượt đọc: 1251

Sự phát triển của các dự án bất động sản và các quy định mới của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài thực hiện đấu thầu và hoạt động tại Việt Nam. Vậy hồ sơ và thủ tục cấp phép cho nhà thầu nước ngoài là gì? Mời các bạn tham khảo trong bài viết sau đây:

Sự phát triển của các dự án bất động sản và các quy định mới của Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài thực hiện đấu thầu và hoạt động tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu phụ. Tuy nhiên, khác với nhà thầu trong nước, nhà thầu nước phải phải được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và thông tư 14/2016/TT-BXD chính thức có hiệu lực từ ngày 15/08/2016 hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam là hai văn bản pháp luật chính quy định về thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 14/2016/TT-BXD);
  • Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
  • Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
  • Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến công việc nhận thầu và báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất trong trường hợp gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng quy định pháp luật về đấu thầu;
  • Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
  • Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư 14/2016/TT-BXD).

Lưu ý:

  • Đơn đề nghị phải được lập bằng tiếng Việt;
  • Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

  • Với dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên: cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng;
  • Với dự án nhóm B, nhóm C: Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.

Thời hạn:

Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu bổ sung, sửa chữa nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp; đồng thời ra hướng dẫn bằng văn bản. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ và xem xét và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoặc từ chối cấp và nêu rõ lý do.

Vừa rồi là những thông tin chúng tôi gửi đến quý khách hàng về Hồ sơ cấp giấy phép cho nhà thầu nước ngoài. Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý kịp thời vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ tư vấn đầu tư ra nước ngoài

Trong những năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam có sự chuyển mình mạnh mẽ, gia nhập vào làn sóng hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam cũng không ngừng gia tăng. Để đầu tư hiệu quả và an toàn thì việc tìm hiểu, xin tư vấn trước khi thực hiện là rất quan trọng.


Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Mời các bạn cùng tham khảo về hồ sơ và thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài sau đây của Luật Đại Kim chúng tôi. Bài viết được thực hiện dựa trên những quy định mới nhất.

 


Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.


Tư vấn thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Mời các bạn cùng tham khảo hồ sơ và thủ tục thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam.


Hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Căn cứ các quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014  và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 , quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam được quy định và thực hiện như sau


Dịch vụ nổi bật