Bảo vệ cho đời sống của trẻ em sau ly hôn

Cập nhật | Số lượt đọc: 1223

Kính chào luật sư. Em gái tôi năm nay 24 tuổi, đã lấy chồng và có 2 con nhỏ. Cháu gái 4 tuổi và cháu trai 17 tháng tuổi. Hiện hai vợ chồng đã ly hôn. Em tôi có mang hai cháu về nhà ngoại sống nhưng chồng em tôi sang và bắt hai cháu về nhà nội.

Chồng em tôi là đối tượng nghiện ma túy đá lại ít thời gian chăm sóc cháu. Mỗi lần em tôi muốn sang thăm con đều bị chồng đánh đuổi. Hiện cháu không được đi học mẫu giáo. Em tôi có ra xã trình bày xã nói đang làm hồ sơ đưa chồng đi cai nghiện bắt buộc, chờ đưa anh chồng đi rồi sẽ cho em tôi đón hai cháu về nhưng hiện hai cháu không được chăm sóc đầy đủ. Liệu có thể tách khẩn cấp các cháu ra khỏi bố và đưa về cho mẹ chăm sóc không ? Rất mong được các luật sư tư vấn gia đình tôi nên làm gì để có thể giải quyết vấn đề nhanh nhất.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Trước hết cần xác định khi tuyên bố ly hôn thì em gái bạn hay người chồng được quyền nuôi con. Nếu em gái bạn là người giành được quyền thì việc người chồng đem 2 cháu về nhà là trái pháp luật. Vì pháp luật quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Đặc biệt Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Do đó em gái bạn có thể kiện ra Tòa về việc người chồng không tuân thủ quyết định của Tòa án.

Nếu là chồng em gái bạn giành được quyền thì theo khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Vậy hành vi đuổi đánh em gái bạn của người chồng cũng là trái pháp luật. Đây cũng sẽ là căn cứ để bạn giành lại quyền nuôi con. Khoản 2 điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:  Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy bạn cần chứng minh thêm rằng mình đáp ứng đủ các điều kiện tốt hơn người chồng về mọi mặt để nuôi con phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần như:

+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi cháu hay không?)

+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của cháu hay không trong khi gia đình chồng không cho cháu đi học )

+ Thời gian làm việc (em gái bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không trong khi gia đình chồng thì không)

+ Hành vi của cha mẹ ( Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ, nhấn mạnh việc người chồng nghiện ma túy đá)

Khi giành được quyền trực tiếp nuôi con thì người chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Tại thời điểm hiện nay, việc người chồng là đối tượng nghiệm ma túy được xem là điều kiện hạn chế việc nuôi con, có thể bị hạn chế quyền thăm nom con nếu hành vi thăm con làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống,sinh hoạt của con. Bạn có thể gửi đơn ra ủy ban nhân dân xã/phường để tiến hành hòa giải nhanh chóng.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Bảo vệ cho đời sống của trẻ em sau ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm khi lái xe ô tô gây tai nạn

Thưa luật sư, xin hỏi: Trên đường đi làm về bằng xe máy đến gần 1 khu chợ gần nhà, dù đi rất chậm do đường đông người nhưng 1 thanh niên lái xe tải 5tạ vượt lên trước và quệt vào xe của mẹ tôi nên kéo đổ xe máy của mẹ tôi. Mẹ tôi ngã xuống bị xe máy đè lên người gây vỡ 2 đốt xương sống bất tỉnh. Người dân gần đó đã gọi xe cấp cứu và chặn xe của thanh niên điều khiển ô tô.


Những trường hợp hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự

Em xin chào tổng đài tư vấn luật, em tên Lê Tuấn thanh sinh ngày 7/8/1992. gia đình em có hai người con trai, em là con trai đầu và em trai em sinh năm 1992( hiện tại đang đi nghĩa vụ ở Tây Ninh và mãn nghĩa vụ vào khoảng tháng 2/2016)


Trách nhiệm của nhà thuốc khi cung cấp hàng giả ?

Chào luật sự em xin luật sư tư vấn cho em trường hợp sau : em có mua mỹ phẩm bên một nhà thuốc uy tín toàn bộ đều là dược sĩ. Vì tin tưởng nên em đặt hàng sản phẩm nhật trị giá 328.000vnđ/hộp. Khi nhận hàng trên nắp hộp để "made in japan" (sản xuất tại Nhật Bản). Nhưng khi em kiểm tra, check mã vạch in tại hộp lại là "made in china"(sản xuất tại Trung Quốc).


Trường hợp vi phạm dân số kế hoạch hóa gia đình ?

Chào luật Đại Kim! Tôi chưa có con đẻ. Kết hôn với chồng đã có 2 con riêng. Vậy tôi sinh 2 con có bị vi phạm luật dân số kế hoạch hóa gia đình không ? Tôi có bị xử lý kỷ luật không ? Các hình thức xử lý đối với tôi nếu tôi sinh 2 con nữa như thế nào ? Xin cảm ơn!


Quy định đặt tên trong giấy khai sinh cho bé có cha là người nước ngoài ?

Kính chào luật sư. Em có bé gái sinh năm 2016, cha bé mang quốc tịch Hàn Quốc. Hiện em đang làm giấy khai sinh cho bé, em định đặt tên bé là oh hye rim. Như vậy có hợp pháp không ạ ? Quê quán của bé trong được xác định như thế nào ạ ? Kính mong luật sư phản hồi giúp gia đình em. Chân thành cảm ơn luật sư.


Dịch vụ nổi bật