Căn cứ để một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật

Cập nhật | Số lượt đọc: 1248

Thưa luật sư, xin hỏi trong các văn bản sau: 1. Pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội. 2. Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ quốc hội với đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc VN.

3. Lệnh, quyết định của chủ tịch nước.
4. Nghị định của chính phủ;
5. Nghị quyết liên tịch giữa chính phủ với đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc VN.
6.Quyết định của thủ tướng chính phủ.
7. Nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của chánh án tòa án nhân dân tối cao; thông tư của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa chánh án tòa án nhân dân tối cao với viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của tổng kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã.
Vậy, thưa luật sư, tôi xin hỏi, ngoài những văn bản quy phạm pháp luật đã nêu cụ thể ở trên, thì những văn bản khác như quyết định của bộ trưởng, cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch của bộ trưởng với bộ trưởng thì có phải là văn bản quy phạm pháp luật không. Nếu không thì đó là những văn bản gì, và có hiệu lực thi hành như thế nào. Và có thông tư, nghị định nào để hướng dẫn cụ thể thi hành những văn bản không phải quy phạm pháp luật như thế. Tôi xin cảm ơn luật sư nhiều.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

2. Luật sư tư vấn:

- Đầu tiên, bạn cần hiểu được khái niệm của văn bản quy phạm pháp luật là gì ? Thế nào là quy phạm pháp luật và Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật gồm những ai ? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm những loại văn bản nào ? Thì tại điều 2, điều 3 và điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có nêu rõ :

Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản đó sau khi được ban hành.
3. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật, pháp lệnh để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.

 

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Tiếp theo, ngoài những văn bản quy phạm pháp luật mà bạn đã nêu cụ thể ở trên thì những văn bản khác như quyết định của Bộ trưởng, cơ quan ngang Bộ, thông tư liên tịch của Bộ trưởng với Bộ trưởng thì có phải là văn bản quy phạm pháp luật không ? Nếu không thì đó là những văn bản gì ? Và có hiệu lực thi hành như thế nào ? Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau :

Thứ nhất, quyết định là một văn bản hành chính của một cơ quan hành chính nhà nước, tùy thuộc vào cơ quan ban hành nào ban hành (cơ quan đó có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay không có thẩm quyền) mà nó sẽ là văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hay không chứa đựng quy phạm pháp luật, ngoài ra một văn bản quy phạm pháp luật còn phải thỏa mãn điều kiện đó là :

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

+ Theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định;

+ Chứa đựng các quy tắc xử sự chung; + Có giá trị pháp lý bắt buộc chung;

+ Được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.

Ngoài ra, thông thường dấu hiệu của một quyết định có chứa quy phạm pháp luật thì phải được đánh số theo năm ban hành và số quyết định phải có ký hiệu của một văn bản quy phạm pháp luật, đó là số ---/ năm ban hành/ QĐ, ví dụ như: QĐ 12/2016/QĐ-TTg. Nếu quyết định đó do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này... thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Như ở trên đã nêu, một văn bản quy phạm pháp luật phải có đủ năm yếu tố nói trên, chỉ cần thiếu một trong các yếu tố đó, lập tức văn bản không được coi là văn bản quy phạm pháp luật. 

Thứ hai, còn tùy vào nội dung, hình thức của Quyết định đó. Có 02 loại quyết định: Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật và quyết định là văn bản không quy phạm pháp luật. Theo đó, nội dung quyết định có quy phạm pháp luật phải: có chứa các quy tắc xử sự chung, áp dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và hình thức quy phạm pháp luật, do cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành (bạn tham khảo thêm Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 để biết), ví dụ có thể là: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân...

=> Như vậy, có thể coi quyết định có 2 lọai : quyết định là văn bản quy phạm pháp luật nếu thỏa điều 2 và điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, ví dụ như quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp và quyết định thuộc loại quyết định cá biệt, chỉ áp dụng cho 1 đối tượng cụ thể thì không phải là quy phạm pháp luật, ví dụ quyết định bổ nhiệm chức danh đối với một cán bộ nào đó.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Căn cứ để một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy định về thừa kế sau ly hôn mà chưa chia tài sản

Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Anh trai tôi mất năm 2015, để lại di sản là mảnh đất có diện tích 100m2; năm 1997 đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mang tên anh trai tôi. Anh trai tôi kết hôn năm 1995; năm 2006 hai vợ chồng ly hôn, không giải quyết tài sản đó trong quyết định ly hôn).


Vướng mắc về làm giấy khai sinh cho con

Chào luật sư. Cho đến năm 2011 tôi có chung sống với một người khác và có với nhau 01 đứa con trai sinh ngày 05/12/2012, đến nay cháu đã được 05 tuổi. Khi sinh ra mẹ tôi đã ra UBND phường Quang Trung để làm giấy khai sinh cho cháu theo diện con ngoài giá thú nhưng người ở bên tư pháp UBND phường Quang Trung không làm giấy khai sinh cho cháu mà bắt buộc tôi phải có đơn ly hôn.


Trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Em vừa hoàn thành chương trình đại học và bắt đầu đi làm cuối năm 2016. Gia đình em gồm mẹ, bà ngoại, ba mất từ lúc 3 tuổi (hộ khẩu chỉ có em và mẹ): - Mẹ: có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt, từ năm 2000 đến nay nhập viện 8, 9 lần (còn giấy nhập viện) cứ khoảng 1 năm là tái bệnh.


Cách xác định chế độ trợ cấp cho vợ liệt sỹ

Thưa luật sư, xin hỏi: Bác tôi quê ở nam định, đi công nhân hỏa tuyến ở quảng bình từ năm 1964 đến 1982. năm 1982, bác tôi ốm bệnh chết ở quảng bình. khi đó vợ bác tôi được 31 tuổi. các con của bác tôi đã được hưởng trợ cấp của bố theo chế độ bảo hiểm xã hội đến năm 18 tuổi. nếu có thì các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục là gì và cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ giấy tờ này? mong nhận được trả lời của luật sư. xin chân thành cảm ơn!


Những vấn đề về tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở chung cư

Chào luật sư công ty luật Đại Kim. Các tranh chấp về cải tạo căn hộ thuê, cho thuê lại và cho người khác vào ở trong căn hộ thuê.


Dịch vụ nổi bật