Người giám hộ của người mất năng lực hành vi

Cập nhật | Số lượt đọc: 2082

Anh trai và cháu gái bị mất năng lực hành vi dân sự (Theo biên bản giám định pháp y tâm thần của trung tâm giám định pháp y tâm thần), vợ anh trai tôi đã chết. Vậy tôi là em gái có được pháp luật công nhận làm người giám hộ của người mất năng lực hành vi cho anh trai và cháu tôi không? Xin được tư vấn

Anh trai và cháu gái bị mất năng lực hành vi dân sự (Theo biên bản giám định pháp y tâm thần của trung tâm giám định pháp y tâm thần), vợ anh trai tôi đã chết. Vậy tôi là em gái có được pháp luật công nhận làm người giám hộ của người mất năng lực hành vi cho anh trai và cháu tôi không? Xin được tư vấn

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng  gửi câu hỏi đến Công ty Luật Đại Kim, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo biên bản giám định pháp y tâm thần của trung tâm giám định pháp y tâm thần đã xác định anh trai và cháu gái bạn bị mất năng lực hành vi dân sự. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự sẽ phải có người giám hộ. Việc quy định về người giám hộ được thể hiện trong Điều 46 Bộ luật dân sự 2015: "Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)."

Người được giám hộ bao gồm ( Điều 47 Bộ luật dân sự 2015):

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

- Người mất năng lực hành vi dân sự;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Anh trai và cháu gái bạn thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự nên thuộc trường hợp được giám hộ. Bạn muốn trở thành người giám hộ với cá nhân thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Pháp luật cũng quy định người giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành vi dân sự bao gồm (Điều 53 Bộ luật dân sự 2015):

- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Xét trường hợp của anh trai bạn: Do vợ của anh đã mất nên người giám hộ cho anh sẽ là con của anh; nếu không có người con nào đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ của anh sẽ làm người giám hộ cho anh. Nếu không có ai đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh trai bạn thuộc trường hợp không có người giám hộ đương nhiên.

Xét trường hợp của cháu bạn: Cháu bạn chưa có chồng con, mẹ đã mất, cha bị mất năng lực hành vi dân sự nên cháu bạn thuộc trường hợp không có người giám hộ đương nhiên.

Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên như nêu trên thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ (Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015). Khi đó, bạn có quyền đứng ra nhận làm người giám hộ. Một người có thể giám hộ cho nhiều người (Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015) nên bạn có thể nhận làm người giám hộ cho cả anh trai và cháu gái bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email - tuvanluat@luatdaikim.com hoặc gọi điện đến Hotline - 0948 596 388 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

Mọi vấn đề vướng mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Luật Đại Kim để được giải đáp 

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Tôi muốn hỏi: làm trong công ty trong trường hợp nào thì khi nghỉ việc sẽ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc?


Thỏa thuận của vợ chồng

Vợ chồng tôi cam kết ai ngoại tình phải giao 2 con và tài sản cho người còn lại chăm nuôi.Vậy thỏa thuận của vợ chồng tôi có được pháp luật công nhận?


Thế chấp quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm

Hiện nay chủ đầu tư đề nghị thế chấp QSDĐ được nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm, nhưng chủ đầu tư đã thực hiện trả tiền thuê cho toàn bộ thời gian được thuê (49 năm), như vậy ngân hàng chúng tôi có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất thuể trả tiền hàng năm theo Luật đất đai 2013?


Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Con tôi năm nay 15 tuổi. Cô ruột của con tôi ở Pháp (đã có gia đình nhưng không có con) muốn nhận con tôi làm con nuôi, vợ chồng tôi đều đồng ý. Cho tôi hỏi 1. Con tôi có được nhận làm con nuôi không? 2. Con tôi có được thay đổi họ và tên theo họ của bố nuôi không? Tôi xin cảm ơn


Trách nhiệm của người nhận di sản thừa kế

Bố vợ tôi được vợ tôi chăm sóc lúc tuổi già và coi giữ tài sản của bố trong thời gian trên hai mươi năm. Khi còn sống bố vợ có làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh vợ tôi là người đã định cư ở Mỹ. Tôi xin hỏi khi nhận thừa kế thì anh vợ tôi có trách nhiệm của người nhận di sản thừa kể đối với vợ tôi là người chăm sóc và giữ tài sản cho bố không ?


Dịch vụ nổi bật