Quy định pháp luật lãi suất cho vay tín chấp của các công ty tài chính

Cập nhật | Số lượt đọc: 1684

Chào công ty, năm 2016 tôi có vay 20 triệu của ngân hàng Home Credit trong vòng 2 năm. Mỗi tháng tôi phải trả 1570.000 đồng bao gồm cả lãi và gốc.Tôi đã trả được 9 kỳ rồi nhưng hiện tại, vì gia đình gặp khó khăn nên tôi không thể trả được. Tôi bị chậm đóng kỳ này gần một tuần rồi. Tôi có nhận được tin nhắn của nhân viên ngân hàng thông báo tôi phải trả cả gốc và lãi trong tuần này. Nếu không sẽ nhờ Luật sư khởi kiện tôi đi tù.

Tôi rất lo lắng, không biết mình có bị đi tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như họ nói hay không? Tôi cũng muốn trả tiền cho họ nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên tôi không thể trả được. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi xem có bị đi tù hay không? Và tôi phải làm cách nào để không bị đi tù?

 Cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ Luật Hình sự 1999

Bộ luật dân sự 2015

Thông tư số 43/2016/TT - NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính 

Thông báo số 447/TB- NHNN thông báo về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 

2. Luật sư tư vấn:

Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được quy định tại Điều 9 và điểm e khoản 1 Điều 10 Thông tư số 43/2016/TT - NHNN như sau:

"Điều 9. Lãi suất cho vay tiêu dùng
1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 7 Thông tư này về khung lãi suất, trong đó nêu cụ thể các yếu tố, nguyên tắc cơ bản xác định khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các yếu tố về chi phí vốn, chi phí rủi ro, lợi nhuận trên vốn, lãi suất thị trường và bảo đảm bù đắp được
"

"Điều 10. Hợp đồng cho vay tiêu dùng
1. Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
e) Lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản va
y"

Thông báo số 447/TB- NHNN

"Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo một số mức lãi suất áp dụng từ ngày 01/12/2010 như sau:
1. Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
2. Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 9,0%/năm.
3. Lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7,0%/năm.
4. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 9,0%/năm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để các tổ chức và cá nhân biết./.
"

Như vậy, mức lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận giữ công ty tài chính và chủ thể vay khi giao kết hợp đồng cho vay tiêu dùng. Nhưng lãi suất này vẫn phải thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Hiện nay, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam hiện nay là 9%/năm. Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng, Công ty tài chính căn cứ để công bố mức lãi suất cao nhất và thấp nhất đối với hoạt động cho vay. Mức lãi suất cao nhất được phép cho vay hiện nay chưa có quy định. Nhưng không vì thế mà không thể kiểm soát được lãi suất cho vay cao nhất. Bởi khi ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung lãi suất cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ vào mức lãi suất cho vay cao nhất hiện hành theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2015 để thông qua. Và mức lãi suất cho vay cao nhất hiện nay theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2015 là 20%/năm.

"Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

Việc quý khách chậm trả khi tới kỳ phải nộp tiền chỉ làm phát sinh thêm trách nhiệm phải trả các khoản lãi về chậm trả. Nếu khoản vay của quý khách chưa đến hạn phải trả theo hợp đồng thì công ty tài chính không thể yêu cầu quý khách trả hết toàn bộ số tiền gốc. Và hành vi chậm trả của quý khách cũng chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm - tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo phía công ty tài chính thông báo. Vì quý khách vay tiền từ công ty tài chính bằng hợp đồng vay, khi vay, các bên hoàn toàn tự nguyện và không bị lừa dối (nhất là bên công ty tài chính không bị quý khách lừa dối về thông tin) nên hành vi của quý khách không thể cấu thánh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009).

Sự việc quý khách không thể trả được nợ khi đến hạn phát sinh từ nguyên nhân khách quan (gia đình quý khách gặp khó khăn). Nếu quý khách không có dấu hiệu bỏ trốn, việc sử dụng khoản vay của quý khách đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, quý khách không lừa dối để chiếm đoạt số tiền còn lại phải trả cho công ty tài chính thì quý khách chưa có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (theo Điều 140 Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009)

Để giải quyết vấn đề của mình, quý khách liên hệ trực tiếp với chi nhánh của Công ty tài chính Home Credit để được hướng dẫn thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về "Quy định pháp luật lãi suất cho vay tín chấp của các công ty tài chính". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Sử dụng bằng giả có bị thu hồi hay không ?

Tôi có 1 người bạn bi trường hợp như sau: Bạn tôi dùng bằng tiếng anh giả để đủ điều kiện được thi tốt nghiệp đại học nhưng nhà trường không phát hiện ra, sau đó anh ta đã tốt nghiệp và được cấp bằng đại học đàng hoàng. Nhưng khi ra trường đi làm một thời gian phía công ty yêu cầu bằng cấp công chứng, anh ta đi công chúng và bị phát hiện và giữ lại.


Đòi bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành?

Em tên V, nhà ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, nguyên là nhà bên cạnh có nhu cầu xây dựng nhà mới, trong quá trình phá nhà cũ bằng máy xúc đã làm rạn nứt tường, lún móng nhà em ngay sát bên cạnh. Em có liên lạc với chủ nhà và thầu xây dựng thì ban đầu hứa sẽ khắc phục mọi hậu quả gây ra nhưng sau đó lại nói ngang ngược không chịu trách nhiệm. Trước khi nhà họ xây dựng thì nhà em hoàn toàn bình thường và không có rạn, nứt gì cả.


Hướng dẫn cách đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ ?

Em có một thắc mắc muốn được giải đáp như sau ạ: Em và chồng lấy nhau không có đăng ký giấy kết hôn. Sau khi sinh con thì chỉ làm thủ tục bố nhận con để làm giấy khai sinh cho cháu và cháu mang họ bố. Nhưng hiện tại vợ chồng em đã ly hôn và em muốn đổi họ cho con sang họ của mẹ. Mọi thông tin như quê quán lại theo bố, hộ khẩu theo mẹ.


Phải đóng tiền gắn đồng hồ nước mới trong trường hợp nào?

Thưa luật sư! Khi mua đất, cất nhà, tôi đã hoàn tất tất cả các thủ tục theo luật định của nhà nước. Tôi cũng đã làm đúng thủ tục mua đồng hồ nước để được nhận cấp nước từ công ty cổ phần xây dựng bình chánh.Sau 1 năm sử dụng, tôi được khu phố nơi tôi ở thông báo là: để đảm bảo chất lượng nước, cư dân đã đồng ý chuyển sang sử dụng nước của công ty cấp nước chợ lớn. Và cư dân cũng đã đồng ý đóng góp 4 triệu đồng để gắn đồng hồ nước mới, để có nước sinh hoạt. Vậy luật sư cho tôi được hỏi:


Tư vấn đăng ký khai sinh khi không liên lạc được với cha mẹ

Mẹ em ở Quận 4 TP.HCM. Lúc quen ba em và theo ba em về quê thì có thai và sinh em ra ở xã Vọng Đồng, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Sinh ra ở trạm xá y tế (nhưng theo em được biết trên 10 năm hồ sơ không còn ở đó và bị hủy) khi sinh em ra ba em đi tù còn mẹ em bỏ em ở nhà ngoại em trên Quận 4 TP.HCM


Dịch vụ nổi bật