Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về phần đất thờ cúng

Cập nhật | Số lượt đọc: 1743

Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình bố tôi là trưởng họ và bố tôi là trưởng họ của đời thứ 6. Mảnh đất nhà tôi đang ở hiện nay theo các cụ nói lại là bắt đầu từ đời thứ 3. Đời thứ 3 trưởng họ sinh được 6 người con: 4 trai, 2 gái. 2 người con gái đi lấy chồng không được chia đất, 4 người con trai thì được chia mỗi người 1 mảnh.

Cụ tôi( đời thứ 4) là con trưởng nên ở chính giữa. bên tay trái ngôi nhà là mảnh đất chia cho người con thứ 3 và 4. bên tay phải ngôi nhà là chia cho người con thứ 2. đời thứ 4 (tức cụ tôi) sinh được 4 người con: 3 gái, 1 trai. vì có 1 người con trai nên vẫn ở tại mảnh đất đấy và thờ cúng tổ tiên. đời thứ 5 (tức ông nội tôi) sinh được 5 người con: 3 trai, 2 gái. người con cả là bác tôi đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống mỹ. Bố tôi là người con trai thứ 2 chính vì vậy sau khi ông nội tôi qua đời thì chức trưởng họ sẽ được chuyển sang cho bố tôi. đời thứ 6 (tức bố tôi) sinh được 4 người con gái. khi ông nội tôi còn sống có thông báo trước cả họ là sau khi bố tôi mất thì chức trưởng họ sẽ chuyển sang cho cháu trai( con của người con trai thứ 3 của ông tôi). trước đây nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, mãi đến năm 1998 thì mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân. khi đó ông tôi đang có 2 mảnh đất 1 mảnh là mảnh ông đang ở cùng với gia đình tôi và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đó là bố tôi.
Mảnh còn lại ông cho chú tôi người con trai thứ 3 của ông ở từ năm 1993 và lúc này ông đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất đó. năm 1999 bà nội tôi mất, năm 2001 ông nội tôi cũng qua đời. khi qua đời ông cũng không để lại di chúc nói gì về mảnh đất của gia đình tôi và của gia đình nhà chú tôi cả. năm 2004 nhà nước có chuyển đổi và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì 2 mảnh đất của ông tôi vẫn được giữ tên như năm 1998 không có sự thay đổi nào cả. mãi đến năm 2012 chú tôi mới làm thủ tục sang tên mảnh đất chú đang ở từ tên của ông nội sang tên của chú và lúc này thì đều được sự đồng ý của các con của ông nội tôi. năm 2015 bố tôi mất, sau khi bố tôi mất được mấy tháng thì mẹ tôi có làm thủ tục chuyển tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ tên bố sang tên mẹ tôi và sau đó cũng làm thủ tục cắt 1 phần đất đó cho người con gái thứ 3 theo như ý của bố tôi trước khi còn sống ( bố tôi mất chưa kịp làm di chúc). khi biết ý định của mẹ tôi là cho con gái 1 phần đất thì lúc này người con trai thứ 3 của ông tôi (tức chú tôi) có làm đơn ra xã yêu cầu xã không được giải quyết việc chia cắt mảnh đất cho con gái của mẹ tôi. sau khi nhận được đơn của chú tôi sau 1 thời gian xã có mời cả 2 bên ra để giải quyết. xã xem xét toàn bộ hồ sơ về đất đai của gia đình tôi là hợp pháp và mẹ tôi có thể cắt đất cho con gái của mình điều này không trái pháp luật.
Sau 1 thời gian thì chú tôi và những người trong họ đã làm đơn yêu cầu xã giải quyết, đồng thời cũng gửi đơn lên ubnd huyện nói mảnh đất mà nhà tôi đang ở là mảnh đất của tổ tiên, mẹ tôi chỉ được ở đến khi mẹ tôi qua đời và sau khi mẹ tôi mất mảnh đất đó sẽ trao trả lại cho người trưởng họ tiếp theo. đồng thời cũng có ý kiến là mẹ tôi tự ý sang tên mình và lầm tưởng mảnh đất đó là mảnh đất của ông bà nội tôi thì khi sang tên cũng không được sự đồng ý của các con của ông bà tôi. ngay cả khi năm 1998 khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện giờ chú tôi vẫn có nói là khi đó ông bà tôi vẫn còn khỏe mạnh tại sao việc bố tôi đứng tên ông bà lại không biết và các con của ông bà cũng thế. nếu bố tôi có tự ý làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mình mà ông không biết cũng không bao giờ được, phải được sự đồng ý của ông nội tôi thì mới được như thế, nhưng điều này lại không có giấy tờ chứng minh. đời thứ nhất và đời thứ 2 các cụ đều ở mảnh đất khác( cái này được ghi chép trong gia phả của dòng họ có chú thích lại hiện tại mảnh đất đấy hiện giờ nhà ai đang ở). đời thứ 2 ông trưởng họ không có con trai nên chức trưởng họ được chuyển sang cho người con thứ của cụ tổ. khi ông nội tôi còn sống thì các ngày giỗ của các cụ tổ tự ông cúng giỗ và hàng năm họ chỉ tập trung 1 ngày là 20/12 âm lịch đây là ngày quét lăng tảo mộ con cháu tập trung về để sửa sang, dọn dẹp mồ mả và cúng mời các cụ về ăn tết. đến đời bố tôi thì mở rộng thêm ngày giỗ cho 2 cụ tổ và thay phiên mỗi năm làm 1 cái giỗ. năm 2011 bố tôi có đồng ý cho họ mượn gian giữa để để án gian và sập. khi bố tôi còn sống thì các ông trong họ cũng không dám khẳng định đất này là đất tổ tiên vậy mà khi bố tôi mất đi lại cho rằng đất này là đất tổ tiên. gia đình tôi biết rằng mình không có con trai nên cũng đã có ý định cung tiến 1 phần đất để họ làm nơi thờ cúng vì có nhiều ý kiến của người trong họ là họ sẽ không theo về nhà ông trưởng mới để cúng giỗ. lúc đầu họ cũng cảm ơn ý tốt của gia đình và sẽ họp bàn đưa ra ý kiến trước cuộc họp họ. nhưng khi họp họ nhiều ý kiến lại cho rằng họ phải thờ ở chính giữa không đồng ý xê dịch đi đâu cả và muốn toàn quyền sử dụng ngôi nhà đó. giờ bản thân tôi thật sự cũng rất rối không biết nên giải quyết như thế nào, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Luật đất đai năm 2013

- Bộ luật Dân sự năm 2005  

- Luật Đất đai 1993  

2. Luật sư tư vấn:

Nhà nước ta rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân cho nên tại Điều 648 BLDS 2005 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng. Để phục vụ cho việc thờ cúng, di sản thường được để lại là nhà thờ, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

“Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

 Theo quy định tại BLDS 2005 ghi nhận về thừa kế, có nghĩa là pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình vào việc thờ cúng. Theo như thông tin bạn đưa ra thì có thể thấy không đủ căn cứ pháp luật để chú bạn cho là mảnh đất mà ông bạn là đất thờ cúng, bởi không có di chúc nào để lại thể hiện việc sử dụng mảnh đất đó nhằm mục đích thờ cúng.

Còn việc mảnh đất mà bố bạn được đứng tên trên giấy chứng nhận vào năm 1998 có đúng pháp luật không thì cần phải đủ căn cứ, điều kiện theo Luật Đất đai 1993. Theo Điều 79 Luật Đất đai 1993 quy định:

"Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây:

1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất;

2- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất;

3- Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;

4- Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật;

...... "

ngoài ra theo Điều 73 luật Đất đai 1993:

"Người sử dụng đất có những quyền sau đây:

1- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao;

3- Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

...."

Do đó nếu bố bạn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, tuân thủ các quy định về sử dụng đất đai thì có quyền đứng tên mảnh đất đó theo Luật Đất đai 1993.

Trong trường hợp của bạn,  gia đình bạn và chú bạn nên cố gắng ngồi lại với nhau và thực hiện việc hòa giải đây để tránh gây lãng phí tiền bạc, thời gian cũng như ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Bạn nên giải thích cho chú bạn hiểu là không đủ căn cứ về việc mảnh đất ông bạn để lại là đất để thờ cúng theo pháp luật, tránh việc hiểu nhầm của chú bạn.

Do chưa có đầy đủ thông tin, tài liệu nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác cho bạn. Mong rằng những quy định pháp luật trên có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về "Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về phần đất thờ cúng" . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Làm sao để lấy lại đất đã cho mượn ?

Kính gửi: Công ty luật Đại Kim Tôi có một số thắc mắc về đất đai rất mong nhận được lời giải đáp từ phía các chuyên gia. Nội dung: khoảng gần 20 năm trước, gia đình tôi đi làm ăn xa nên có cho một người họ hàng mượn đất để ở, giữa chúng tôi không hề có giấy tờ mua bán hay chuyển nhượng gì. Nay có có ý định xây nhà trên mảnh đất đó nên chúng tôi ngăn cản và muốn đòi lại đất. Tuy nhiên, họ đã làm sổ đỏ và không chịu trả lại. Chúng tôi có làm đơn ra đâu để đòi lại đất?


Tách thửa có làm thay đổi thời hạn sử dụng đất không?

Thưa luật sư cho e hỏi tháng 10 năm 2016 e có mua mảnh đất 300m2 nhưng khi làm sổ đỏ chỉ được 100m2 là đất ở lâu dài còn lại là đất trồng cây lâu năm có thời hạn đến năm 2043 là hết hạn vậy cho e hỏi nếu e tách sổ thì e có được toàn bộ là đất ở lâu dài ko vậy . e xin cảm ơn


Giá tính lệ phí trước bạ

Tôi mua nhà thuộc đất ở đô thị, trị giá 500.000 triệu tại TP Nha Trang. Xin hỏi căn cứ hợp đồng mua bán đóng trước bạ 0,5% hay nhà nước áp theo khung nhà đất quy định?


Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

Tôi là con út của gia đình tôi có thể thế chấp quyền sử dụng đất được không?và thế chấp giấy quyền sử dụng đất có cần phải tham khảo đất đó không ạ


Giá trị pháp lý việc xác nhận mua đất của văn phòng thừa phát lại

Chào luật sư. Tôi ở Biên Hòa có mua một mảnh đất ở, sổ đỏ chung, viết giấy sang nhượng có xác nhận của văn phòng thừa phát lại ( không có công chứng của cơ quan tư pháp ). Vậy sau này tôi có thể tách sổ riêng ( làm giấy CNQSDĐ) và văn phòng thừa phát lại có tính pháp lý giống với văn phòng công chứng không? Chân thành cám ơn.


Dịch vụ nổi bật