Hướng dẫn thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế là đất đai

Cập nhật | Số lượt đọc: 2686

Nhà tôi có 1 mảnh đất, sau nhiều năm khu vực này từ làng đã trở thành trung tâm thành phố. Mảnh đất ban đầu do khai khẩn mà sở hữu. Ông nội tôi có 4 người con 2 trai 2 gái. Khi ông mất năm 1989 đất ko có sổ đỏ và vấn đề sở hữu ko được nhắc tới, bố tôi sống trên mảnh đất này từ khi ông mất cho tới nay. 1 cô và 1 chú của tôi cũng đều được nhà nước chia đất và ổn định cuộc sống,1 cô thì ko rõ tung tích. Tới năm 2003, nhà nước làm sổ đỏ và mảnh đất của ông bà để lại cũng là mảnh đất bố tôi sinh sống từ năm 1989 - 2003 mang tên bố tôi.

Tới nay kể từ khi ông nội tôi mất, đã 27 năm trôi qua, thì con của chú tôi về thăm gia đình và có ý muốn được chia phần đất ông bà để lại. Tôi muốn hỏi theo pháp luật, gia đình tôi có phải chia đất không ?
Xin cảm ơn luật sư ạ

Luật sư tư vấn:

Thưa quý khách hàng ! Công ty Luật TNHH Đại Kim xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của anh liên quan đến nội dung về phân chia di sản thừa kế là đất đai và có những tư vấn cụ thể đối với vấn đề này như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  

- Bộ luật Dân sự 2015 (thay thế: Bộ luật dân sự năm 2005);

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình.

2. Giải quyết vấn đề:  

Về nguồn gốc tài sản là do ông nội bạn để lại trước khi chết (dù tài sản này chưa được đăng ký quyền sử dụng). Vào năm 1989 ông nội bạn chết, theo quy định của pháp luật thì thời điểm ông nội bạn chết được xác định là thời điểm mở thừa kế. Căn cứ khoản 1, Điều 633 BLDS:

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế:

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Như vậy, mốc thời gian 1989 sẽ được xem là thời điểm để những người thừa kế theo pháp luật có quyền chia di sản. Thời hiệu yêu cầu chia di sản trong trường hợp này là 30 năm tính từ năm 1989 (Căn cứ Điều 623 BLDS) vì đất là bất động sản :

Điều 623. Thời hiệu thừa kế:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp này, năm 1989 ông nội bạn chết không để lại di chúc, tính đến nay là khoảng 27 năm và không có thỏa thuận của các đồng thừa kế. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tài sản này được coi là tài sản chung và khi chia sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về tài sản chung để chia. Điều này được quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình như sau :

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

A. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

A.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

A.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

A.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

B. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... Thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì con của chú bạn về thăm gia đình và muốn chia phần đất ông bà để lại. Căn cứ các quy định của pháp luật thì con của chú bạn không có quyền yêu cầu chia tài sản vì không phải là người thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 651 BLDS như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì những người ở hàng thừa kế thứ nhất (4 người con của ông nội bạn) sẽ là đồng sở hữu đối với tài sản chung nêu trên.

Kết luận:

+ Nếu con của chú bạn yêu cầu chia tài sản thì các bên có thể thỏa thuận chia tài sản, các bên không thỏa thuận được mà con của chú bạn muốn chia tài sản thì phải yêu cầu Tòa án chia tài sản. Nếu con của chú bạn khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện vì lý do người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

+ Nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất (4 người con của ông nội bạn) khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế thì Tòa án sẽ áp dụng các quy định về tài sản chung để giải quyết và việc giải quyết vụ án sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Khi những người ở hàng thừa kế thứ nhất yêu cầu Tòa án chia tài sản thì gia đình bạn phải thực hiện việc chia tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề “phân chia tài sản”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về tài sản chung và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Mọi vướng mắc vui lòng gọi: 0948 596 388 (nhấn máy lẻ phím 4) để được luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật đất đai - Công ty Luật TNHH Đại Kim.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Tư vấn về việc đặt cọc mua bán đất đai và vấn đề phạt cọc

Xin hỏi luật sư "Gia đình tôi muốn bán 1 mảnh đất A và đã nhận tiền đặt cọc là 150 triệu, sau khi làm giấy tờ xong thì bà T lại đòi lấy miếng đất B. 


Tư vấn về thủ tục thuê đất trồng lúa và hoa màu chuyển đổi xây dựng thành trang trại?

Thưa luật sư, xin hỏi: “Tôi xin hỏi luật sư tư vấn cho tôi: gia đình tôi có thuê 9.5ha đất (trồng lúa và trồng hoa màu) 5% của xã. Khu đất này đã được xã và huyện đưa vào vùng quy hoạch xây dựng trang trại trong chương trình nông thôn mới. Hiện nay tôi muốn xây dựng trang trại nuôi 1200 con lợn nái và muốn xin chuyển thuê đất dài hạn thì thủ tục như thế nào?” Cảm ơn!


Trách nhiệm bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ?

Công ty luật  tư vấn và giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quan việc thu hồi đất, trách nhiệm bồi thường, giải phóng mặt bằng... và những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề trên theo quy định của pháp luật hiện hành:


Hướng dẫn về thời hạn thuê đất và tư vấn thủ tục thuê đất 50 năm để làm trang trại ?

Xin kính chào Luật sư Đại Kim! Tôi hiện đang sinh sống tại huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An, Tôi xin được Luật sư Tư vấn giúp đỡ một việc như sau: Xã Tôi đang ở thuộc vùng đồng bằng, đất lúa là chủ yếu, Xã đã quy hoạch 7.3ha đất trồng lúa thành đất chăn nuôi theo quy hoạch được phê duyệt. Nay Tôi muốn Thuê khoảng 1ha trong 7.3ha đó làm đất trang trại tổng hợp nhưng Xã trả lời là chỉ có thẩm quyền ký hợp đồng thuê đất tối đa 5 năm.


Đòi lại sổ đỏ bị người khác chiếm giữ trái phép như thế nào ?

Thưa luật sư, Bố em đứng ra vay thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng để cho anh trai ruột ( bác em ) vay lại với số tiền là :4.000. 000. 000 vnd và thỏa thuận bằng miệng. Do mâu thuẫn gia đình anh trai bố em đã ra trả tiền gốc cho ngân hàng và tự ý rút sổ đỏ mà không có chữ ký của bố em. Bố em đã làm đơn trình báo với lý do là mất.


Dịch vụ nổi bật