Hướng dẫn thủ tục và quy trình khởi kiện vụ án hành chính ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1280

Thưa luật sư, Tôi có đơn đề nghị TAND tối cao (sau được chuyển đến Tòa cấp cao Hà Nội) đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hành chính phúc thẩm của TAND tỉnh Phú Thọ xử việc tôi kiện UBND Huyện Cẩm Khê thu hồi đất ở của gia đình mình dựa trên những tài liệu giả mạo có tính lừa đảo và ban hành quyết định thu hồi đất trái thẩm quyền.

Đã nhận được thông báo giải quyết đơn số 182/B-TANDCC-GĐKT  ngày 12/7/2016. trong thông báo này tôi thấy có rất nhiều nội dung dẫn văn bản sai sự thật và sai luật 1 cách rất rõ ràng để lấy đó làm cơ sở giải quyết. cụ thể:

- dẫn 1 tài liệu cụ thể là 1 biên bản kiểm kê mà chính UBND Huyện Cẩm Khê đã phải ra văn bản thừa nhận là sai và không có giá trị (cả 2 tài liệu này đều có trong hồ sơ vụ án và được đánh số bút lục rõ ràng)

- áp dụng luật sai hoàn toàn. trong văn bản 182/tb-tandcc-gđkt cho rằng “xét thấy, tại biên bản kiểm kê kiêm dự toán ngày 26/4/2010, ngày 30/6/2010 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, chính ông ký xác nhận khối lượng, diện tích đất phải thu hồi là 64,7m2 đất và không có ý kiến gì nên ngày 14/7/2010 chủ tịch ubnd huyện cẩm khê ban hành quyết định số 1219/qđ-ubnd thu hồi 65,60 m2 đất đối với hộ gia đình ông. do ghi nhầm diện tích nên tại quyết đinh số số 896/qđ-ubnd ngày 28/4/2011, chủ tịch ủy ban nhân dân huyện cẩm khê đã điều chỉnh diện tích đất bị thu hồi đúng với diện tích đã kiểm đếm thực tế 64,7m2 là đúng quy định pháp luật”. (trích nguyên văn

- trong đó quyết định 1219/qđ-ubnd là qđ định thu hồi đất của gia đình tôi). việc cho rằng chủ tịch ubnd huyện thu hồi đất là đúng pháp luật rõ ràng là trái thẩm thu hồi đất theo điều 44 luật đất đai 2003 (thời điểm vụ án) tôi đã làm đơn tố cáo đến chánh án tand tối cao và chánh án tand cc hà nội (gửi đơn có báo phát) đã lâu nhưng không được giải quyết, sự việc thì rõ ràng, với mọi tài liệu đều có đủ trong hồ sơ vụ án. tôi xin hỏi quý cơ quan:

1 – tiếp theo cần tố cáo đến nơi nào ?

2 – có thể khởi kiện hành chính về hành vi không giải quyết theo quy định của luật tố cáo không ? đối tượng khởi kiện ? tòa sẽ thụ lý ? xin chân thành cám ơn và kính chúc sức khỏe và thành công.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hành chính của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật tố cáo năm 2011;

Luật khiếu nại năm 2011;

Luật tố tụng hành chính năm 2015;

2. Nội dung tư vấn:

Vấn đề thắc mắc của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Tiếp theo cần tố cáo đến đâu?

Để làm rõ thắc mắc này, chúng tôi đi vào làm rõ các khái niệm về tố cáo, khiếu nại và vụ án hành chính, phân định thẩm quyền giải quyết trên cơ sở pháp luật hiện hành.

Khoản 1-Điều 2-Luật tố cáo năm 2011 giải thích: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Khoản 1-Điều 2-Luật tố cáo năm 2011: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Từ hai quy định này thấy rằng: Quyền tố cáo giành cho bất kỳ công dân nào khi biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.....Tức là người tố cáo là người không có quyền lợi bị xâm phạm.. Quyền khiếu nại giành cho người mà họ cho rằng quyền lợi của họ bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính.....Tức là họ là đối tượng tác động của quyết định hành chính, hành vi hành chính....

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn sẽ thực hiện quyền khiếu nại chứ không phải quyền tố cáo. Điều này đặt ra vấn đề liệu rằng bạn có còn quyền khiếu nại và khiếu nại tới đâu? 

Căn cứ Luật khiếu nại 2011, Luật tố tụng hành chính năm 2015 thấy trình tự như sau:

Khi có quyền lợi bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính người bị xâm phạm có thể lựa chọn một trong hai hình thức tài phán sau:

- Tài phán hành chính: Khiếu nại tới cơ quan, cá nhân, tổ chức đã ra QĐHC, HVHC... Đối với trường hợp của bạn sẽ là khiếu nại tới Chủ tịch UBND Huyện Cẩm Khê, bởi theo Điều 44-Luật đất đai năm 2003 Chủ tịch UBND Huyện sẽ thay mặt UBND Huyện ra quyết định thu hồi đất. Sau đó, hết thời hạn do pháp luật quy định mà họ không giải quyết hoặc giải quyết mà thấy không thỏa đáng bạn có quyền lựa chọn một trong hai hình thức: Một là khiếu nại lần 2 tới cấp trên trực tiếp của người đã ra QĐHC, HVHC....tức là bạn phải khiếu nại tới Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Thọ. Hai là, khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án nhân dân cấp Huyện (theo Luật tố tụng hành chính năm 2010, nếu đây là thời điểm thực hiện quyền của bạn) hoặc Tòa án nhân dân Tỉnh (nếu thời điểm khởi kiện của bạn phát sinh từ ngày Luật tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực: 01/7/2016).  Khiếu nại lần 2 mà kết quả bạn thấy không thỏa đáng hoặc hết thời hạn pháp luật quy định mà không giải quyết thì bạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính như trên.

- Tài phán tư pháp: Khi có quyền lợi bị xâm phạm bạn có quyền khởi kiện ra Tòa bằng một vụ án hành chính. 

Theo đó, chỉ có chiều từ tài phán hành chính sang tài phán tư pháp mà không có chiều ngược lại, tức là đã khởi kiện ra Tòa án bằng một vụ án hành chính về những tranh chấp hành chính thì đương nhiên không có quyền yêu cầu cơ quan hành chính giải quyết nữa vì vi phạm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Như vậy, bạn không có quyền khiếu nại hay tố cáo tới cơ quan hành chính nhà nước về vụ việc trên.

2. Có thể khởi kiện hành chính về hành vi không giải quyết theo quy định của luật tố cáo không ? đối tượng khởi kiện ? tòa sẽ thụ lý?

Đối với hành vi không giải quyết của cơ quan nhà nước mà xâm phạm tới quyền lợi ích hợp pháp của mình bạn hoàn toàn có thể thực hiện quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện hành chính. Tuy nhiên do thông tin bạn cung cấpchưa rõ ràng là cơ quan tòa án hay cơ quan hành chính nhà nước không giải quyết nên chúng tôi đưa ra hướng tư vấn sau:

- Cơ quan hành chính nhà nước: bạn sẽ không còn quyền do như đã đề cập ở trên (tài phán hành chính).

- Cơ quan tòa án: Bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015. Trong trường hợp khiếu nại bạn không áp dụng theo Luật Khiếu nại 2011 do Luật Khiếu nại 2011 được áp dụng đối với nhánh quyền hành pháp.

Đối tượng khởi kiện là hành vi không giải quyết yêu cầu của bạn (hành vi hành chính). Tòa án nhân dân tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện theo Luật tố tụng hành chính năm 2015. Nếu khiếu nại thì bạn phải khiếu nại tới chính người, cơ quan đã có hành vi đó. 

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Khu đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất có được phép xây dựng công trình?

Thưa luật sư Nay tôi có 2 thửa đất đều nằm trong quy hoạch khu công nghiệp Tân Thành. Khi gom đủ tài chính xây dựng nhà ở thì được biết đất thuộc dự án quy hoạch treo đến năm 2030 và không được phép xây dựng hoặc nếu xây dựng sẽ không được đền bù mặc dù trên đất có 300m thổ cư.


Tư vấn sang tên nhà ở khi nhận thừa kế từ người đã mất

Hỏi: Ba tôi được thừa kế nhà và đất với diện tích khoảng 700 m2 (có di chúc do ông nội để lại được xác nhận tại UBND địa phương, có sự đồng ý của cô chú) làm hồ sơ và đã được cấp sổ đỏ do ba đứng tên nhưng khi làm sổ hồng chỉ được cấp là người đại diện thừa kế. Hiện nay, ông bà nội và người chị thứ 2 của ba cũng đã chết.


Hỏi về thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản

Ông bà ngoại tôi có 5 người con, 1 người mất liên lạc từ năm 1979, mẹ tôi mất năm 1987, ông mất năm 1994, cậu mất năm 1995 nhưng chưa lập gia đình, hiện còn bác và dì. Bác tôi được ông bà cho 1000m2 đất ngay cạnh. Tôi ở với bà ngoại từ năm 1987 và khi tôi lớn thì chăm sóc bà. Năm 2011, bà tôi mất để lại mảnh đất 1000m2 chưa có sổ đỏ chỉ có bản đồ địa chính mang tên bà nhưng không có di chúc.


Dịch vụ nổi bật