Mức phạt khi cải tạo nhà ở đô thị không xin giấy phép xây dựng

Cập nhật | Số lượt đọc: 1496

Tôi có căn nhà nằm trên đất ở đô thị, giờ mới sửa lại phần ban công thì bị lập biên bản về việc không có giấy phép xây dựng. Luật sư cho tôi hỏi tôi bị xử phạt thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai  của Công ty luật Đại Kim

 

  Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Đất đai, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật xây dựng 2014

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở

2. Luật sư tư vấn:

Luật Xây dựng 2014 quy định về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

"Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ."

Theo đó, việc bạn sửa chữa, cải tạo nhà ở nằm trong khu vực đô thị thì cần xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà. Trường hợp không xin giấy phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng theo quy định tại Khoàn 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP:

"6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình."

Ngoài ra, bạn còn phải thực hiện theo quy định sau:

"9. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng."

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Múc phạt khi cải tạo nhà ở đô thị không xin giấy phép xây dựng ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai- Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thừa kế đất khi không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ?

Ông bà nội tôi có 500m2 đất nông nghiệp, đất này sử dụng lâu đời từ sau năm 1945 khi ông bà tôi còn sống cũng không phải nộp thuế hàng năm vì diện tích ít, ông bà có công với cách mạng nên được xã ưu tiên. Hiện ông bà nội tôi đã chết, không để lại di chúc và cũng không tìm thấy giấy tờ gì liên quan đến việc sở hữu phần đất trên. Những người thừa kế là anh, em chúng tôi (cháu nội).


Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi diện tích đất thực tế lớn hơn trong giấy tờ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thửa đất của gia đình tôi đã được cấp sổ đỏ năm 1992. Mang tên bố tôi. Nay bố tôi đã qua đời. Mẹ tôi muốn làm sổ tách thửa chia cho các con. Gia đình đã đến vpđk đất đai làm thủ tục cấp sổ tách thửa thì được vp hướng dẫn: vp sẽ cung cấp sơ đồ thửa đất (vì diện tích trong sổ đỏ cấp năm 1992 ít hơn thực tế nên gia đình yêu cầu đo đạc lại) để mang đến phòng công chứng làm văn bản thừa kế cử một người đứng tên sổ đỏ.


Đất chung chuyển nhượng như thế nào?

Em mới mua lại 1 lô đất của anh Trường. Lô đất của em mua là đất sổ chung 7 người có tổng diện tích là 420m2 thổ cư 100% do anh Trường đứng tên trên sổ đỏ. Mỗi lô đất có diện tích là 60m2, được đánh số là 1,2,3,4,5,6,7 thuộc khu E dự án đất dân cư Tân Bình. Anh Trường có 2 lô đất là 5,6 những lô còn lại là của những người khác.


Mảnh đất nằm tại rìa đường QL3 có được cấp sổ đỏ?

Thưa luật sư! 1: điều kiện như đất nhà tôi có đủ điều kiện làm sổ đỏ hay không. Khi tôi rất nhiều lần ra xã xin cấp nhưng hoàn toàn bị từ chối. Mẹ tôi trước đây mua chỉ thỏa thuận bằng miệng. Đất sống từ năm 1980 tới giờ không tranh chấp với ai và gia đình tôi vẫn đóng đầy đủ thuế đất cho nhà nước.Căn nhà mẹ tôi đang ở được làm theo chương trình 167 xóa nhà dột nát cho hộ nghèo và hiện tại mẹ tôi vẫn còn. 2: nếu nhà nước lấy tiếp diện tích đất nh ...


Ghi giá đất thấp hơn trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được hay không?

Chào Luật sư. Tôi đang có ý định bán một căn nhà, bên mua muốn để giá thấp hơn ở trên hợp đồng công chứng để giảm thuế. Cho tôi hỏi để như vậy có được hay không, có rủi ro gì hay không? Cảm ơn Luật sư.


Dịch vụ nổi bật