Mức ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

Cập nhật | Số lượt đọc: 1928

Thưa luật sư, theo quy định mới các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải ký quỹ mới được cấp giấy phép, vậy cho tôi được hỏi mức ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế là bao nhiêu và thủ tục như thế nào?, xin cảm ơn luật sư.

>>  Luật sư tư vấn pháp luật, gọi:   0948 596 388 

Trả lời:

  1. Căn cứ pháp luật
  • Luật du lịch năm 2017;
  • Nghị định số 168/2017/NĐ-CP
  1. Nội dung tư vấn

Thứ nhất, theo Điều 14, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP, mức ký quỹ được quy định như sau:

- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

- Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

Lưu ý: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thứ hai, về thủ tục quy trình nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ được quy định như sau:

Bước 1: Ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ

Nội dung hợp đồng ký quỹ bao gồm:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp;
  • Tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng;
  • Lý do nộp tiền ký quỹ;
  • Số tiền ký quỹ;
  • Lãi suất tiền gửi ký quỹ;
  • Trả lãi tiền gửi ký quỹ;
  • Sử dụng tiền ký quỹ;
  • Rút tiền ký quỹ;
  • Hoàn trả tiền ký quỹ;
  • Trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP

Bước 2: Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

Bước 3: Ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp

Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng gọi: 0948 596 388 để được đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con vay vốn ngân hàng

Câu hỏi: Công ty tôi là công ty con có nhu cầu vay vốn, công ty mẹ có tài sản bảo đảm. Hỏi: Công ty mẹ có thể phát hành thư bảo lãnh (có tài sản bảo đảm) cho phía Ngân hàng để làm bảo đảm cho món vay của công ty tôi không? Giá trị pháp lý của Thư bảo lãnh có ngang với Hợp đồng bảo lãnh không?


Đặt trụ sở doanh nghiệp tại chung cư

“Có được đặt trụ sở chính của Công ty tại căn hộ chung cư không?”


Điều kiện để làm người đứng đầu văn phòng đại diện nước ngoài

Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về Người đứng đầu Văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.


Thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài

Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp phải tuân thủ quy định pháp luật của nước doanh nghiệp đăng ký thành lập văn phòng đại diện và có văn bản thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Việt Nam về việc thành lập lập văn phòng đại diện ở ngoài.


Đăng ký địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

theo quy định tại Điều 72 nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp 2014 thì  Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được thực hiện như sa


Dịch vụ nổi bật