Mẹ giết con 33 ngày tuổi là phạm tội giết người hay giết con mới đẻ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1313

Ngày qua, tại Huyện Thạch Thất TP. Hà Nội có xảy ra một vụ việc thương tiếc là cháu bé 33 ngày tuổi tử vong trong chậu nước. Qua thông tin ban đầu thì cái chết của cháu bé là do có người ra tay giết chết và nghị phạm trong vụ việc này chính là mẹ của cháu bé.

Hiện tại nghi phạm đang bị tạm giữ. Qua quá trình điều tra, mẹ của cháu bé đã khai nhận hành vi giết con của mình. Vậy nếu có đủ căn cứ để xác định mẹ của cháu bé 33 ngày tuổi là người đã thực hiện hành vi phạm tội thì mẹ của cháu bé phạm tội giết con mới đẻ hay giết người?

- Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1999 và sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội giết con mới đẻ như sau:

"Điều 94. Tội giết con mới đẻ

Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm."

Với tội này tôi xin phân tích những đặc trưng của tội giết con mới đẻ như sau:

* Thứ nhất, theo cấu thành tội phạm của tội này về mặt chủ thể người mẹ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biết.

- Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là việc người mẹ đó ở trong một môi trường sống, cuộc sống vẫn còn sự ảnh hưởng của những chế độ cũ đã lỗi thời không còn phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu, điều kiện về kinh tế xã hội hiện nay. Ở Việt Nam một số địa phương và đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số vẫn giữ hủ tục lạc hậu mà khó có thể thay đổi. Ví dụ một hụ tục của người Bana ở Tỉnh Gia Lai là trẻ em sinh ra không may mẹ qua đời hoặc không rõ cha là ai sẽ bị bóp cổ, bỏ đói cho đến chết. 

- Hoàn cảnh khách quan đặc biệt là hoàn cảnh mà bản thân người mẹ không mong muốn, ngoài ý thức của người mẹ. Ví dụ Sau khi sinh người mẹ không có khả năng để nuôi con mình như bị mất sữa, bị bệnh hiểm nghèo...

* Thứ 2, như thế nào thì được coi là con mới đẻ. Trước đây theo quy định tại Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của bộ luật hình sự có giải thích "Con mới đẻ" là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại nhưng hiện tại văn bản này không còn hiệu lực để áp dụng và thực tiền xét xử thì con mới đẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ là đứa trẻ sau khi ra đời dài nhất là bảy ngày tuổi. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 ban hành có quy định như sau:

"Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

Vậy trong vụ việc xảy ra ở Hà Nội vừa qua người mẹ không bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt và người con đã trên bảy ngày tuổi. Người mẹ này sẽ phạm tội giết người mà không phải phạm tội giết con mới đẻ. Qua thông tin thì người mẹ này thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng đang bị trầm cảm hoặc mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nếu trong khi thực hiện hành vi mà người này mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự và phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trong trường hợp này sẽ đợi kết quả giám định tâm thần từ đó sẽ có kết quả xem có truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua số 0948 596 388  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Đại Kim.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố về tội đánh bạc và hình phạt đối với hành vi tham gia đánh bạc ?

Luật Đại Kim tư vấn những quy định mới nhất của bộ luật hình sự về tội đánh bạc, khởi tố hành vi đánh bạc theo quy định của pháp luật hiện hành:


Con gái bị lừa quan hệ khi vừa đủ 18 tuổi có thể kiện được không ?

Chào luật sư công ty luật Đại Kim, xin hỏi: Cháu nhà tôi sinh ngày 23/4/2000 vừa tròn 18 cách đây 2 tháng. Trước khi cháu 18 tuổi cháu gia đình phát hiện quen bạn trai lớn hơn cháu 5 tuổi sinh năm 1995.Gia đình cho phép cháu quen nhau vì thấy cậu trai kia trong cũng đàng hoàng,Gia đình không biết 2 cháu đã phát sinh quan hệ.


Người làm chứng không tham gia phiên toà sẽ xử lý như thế nào?

Với một vài vụ án người làm chứng có thể sẽ là nhân tố quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết, đưa ra phán quyết cuối cùng tuy nhiên nhiều vụ án người làm chứng lại không có mặt như vụ án của hoa hậu Phương Nga. Vậy làm thế nào cơ quan tiến hành tố tụng có thể đảm bảo việc giải quyết thực thi theo đúng quy định và người làm chứng có phải chịu trách nhiệm gì không ? 


Quyền im lặng và vận dụng hiệu quả quyền im lặng

Thưa luật sư, Mới đây tòa án TP. Hồ Chí Minh có xử lý một vụ khá đình đám mà trong đó cô Hoa Hậu N có sử dụng quyền im lặng đối cả với viện kiểm sát, tòa án và đặc biệt hơn cả với luật sư nữa. Tôi không hiểu quyền im lặng thực chất là gì ? và việc sử dụng quyền im lặng với tất cả các bên có phải là một biện pháp khôn ngoan hay không ? 


Quy đinh xử lý hành vi trộm cắp tài sản

Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp một số câu hỏi về việc xử lý hành vi trộm cắp tài sản theo luật hình sự, luật hành chính và các văn bản liên quan điều chỉnh trực tiếp vấn đề trên:


Dịch vụ nổi bật