Quyền im lặng và vận dụng hiệu quả quyền im lặng

Cập nhật | Số lượt đọc: 1410

Thưa luật sư, Mới đây tòa án TP. Hồ Chí Minh có xử lý một vụ khá đình đám mà trong đó cô Hoa Hậu N có sử dụng quyền im lặng đối cả với viện kiểm sát, tòa án và đặc biệt hơn cả với luật sư nữa. Tôi không hiểu quyền im lặng thực chất là gì ? và việc sử dụng quyền im lặng với tất cả các bên có phải là một biện pháp khôn ngoan hay không ? 

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi khá thú vị cho đội ngũ luật sư tư vấn luật hình sự của Công ty luật Đại Kim, vấn đề bạn quan tâm xin trao đổi cụ thể như sau:

Thứ nhất, về khái niệm "Quyền im lặng" có thể định nghĩa theo quan điểm cá nhân của tôi là "Quyền im lặng là quyền của nghi phạm (Bị can/bị cáo), của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội".

Xét về bản chất pháp lý thì: Quyền im lặng thực chất là nguyên tắc suy đoán vô tội có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ đại cách đây trên 15 thế kỷ, song đã gần như bị tê liệt trong các tòa án vô nhân suốt thời trung cổ và chỉ được phục hưng kể từ cuộc cách mạng tư sản ở Âu Châu. Sự phục hồi của quyền này dẫn đến sự ra đời của một nguyên tắc khác chi phối toàn bộ pháp luật hình sự của thế giới, đó là quyền không tự tố giác.

Quyền được suy đoán vô tội và quyền không tự tố giác đã được ghi nhận trong Công ước Quyền dân sự của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam là thành viên. Quyền im lặng cho đến khi có luật sư của mình chính là sự rút gọn của các quyền này. Ở Đức, quyền im lặng được đảm bảo rất rộng, bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi bị xét xử.

 

"Quyền im lặng" được đưa vào bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 của Việt Nam và vào thời điểm hiện tại (ngày 03/07/2015) bộ luật này chưa có hiệu lực. Chúng ta không thể tìm thấy thuật ngữ "Quyền im lặng" trong bộ luật tố tụng hình sự này mà nó thể hiện dưới một ngôn ngữ pháp lý khác được quy định tại.

Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

(*) Về trách nhiệm chứng minh, xác định sự thật của vụ án được quy định tại Điều 15, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 " Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội".

Cũng tại điều 16 của Bộ luật này quy định: "Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa."

+ "Quyền im lặng" đối với người bị tạm giữ được quy định tại điểm c, khoản 2, điều 59, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về quyền và nghãi vụ của người tạm giữ: "c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;"

+ "Quyền im lặng" đối với bị can được quy định tại điểm e, khoản 2, điều 60, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cụ thể "d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;"

+ "Quyền im lặng" đối với bị cáo được quy định tại điểm, khoản 2, điều 61, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cụ thể: "h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;"

Như vậy, lần đầu tiên "quyền im lặng" đã được thể hiện thành một trong các quyền quan trọng của người bị tạm giam, bị can, bị cáo theo đó họ không phải buộc đưa ra lời khai chốn lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Đây có thể xem là một bước tiến của luật tố tụng hình sự Việt Nam trong quá trình hội nhập với luật pháp và các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia. Có thể hiểu rằng trong quá trình tố tụng người bị tạm giam/Bị can/Bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc thừa nhận mình có tội. Trong phiên tòa, nếu xét thấy cơ quan tố tụng đưa ra những câu hỏi, bằng chứng bất lợi cho họ thì họ cũng có quyền giữ im lặng. Có thể xem quyền im lặng là một thành tựu quan trọng của nền tư pháp nhân loại, việc ứng dụng quyền im lặng là đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động xét xử của tòa án.

Thứ hai, đối với vấn đề "vận dụng quyền im lặng như thế nào để có hiệu quả ?" quả thực đây là một vấn đề khó bởi lẽ căn cứ vào từng vụ việc khác nhau thì việc vận dụng quyền im lặng cũng khác nhau. Có thể chia thành hai trường hợp:

+ Vận dụng quyền im lặng mang chiều hướng tích cực: Đối với những vụ án khi mà chứng cứ buộc tội chưa đủ sức thuyết phục hoặc có sức thuyết phục không cao thì cơ quan tố tụng (Tòa án/Viện Kiểm sát/Cơ quan điều tra) phải dựa vào lời khai trước đó của bị can/bị cáo hoặc lời khai trước tòa để làm căn cứ xem xét vụ việc. Như vậy, trường hợp bị can/bị cáo sử dụng quyền im lặng (không khai báo chứng cư chống lại mình) quả nhiên sẽ làm khó/làm khổ các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi theo luật họ là cơ quan có trách nhiệm chứng minh một công dân nào đó là có tội và theo nguyên tắc suy đoán vô tội nếu không có bằng chứng thì họ không thể tuyên ai đó có tội được. Mặc khác, theo luật bồi thường nhà nước nếu xử oan sai thì họ đối diện với nhiều nguy cơ pháp lý không tốt. Như vậy, chúng ta cần vận dụng thông minh và đúng lúc quyền năng này để bảo vệ mình trước những rủi ro pháp lý.

+ Vận dụng quyền im lặng mang chiều hướng tiêu cực : Không khai báo từ đầu kể cả tình tiết pháp lý có lợi cũng như bất lợi. Trong trường hợp này nếu cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được hành vi cấu thành tội phạm thì việc không khai báo có thể bị tước mất một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là "thành khẩn khai báo, ăn lăn hối cải" theo luật. Chúng ta không nên hiểu là Im lặng mọi lúc, mọi nơi sẽ tốt mà cần phải biết khi nào nên im lặng khi nào không.

Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng gọi: 0948 596 388 để được đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Công ty luật Đại Kim  

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy đinh xử lý hành vi trộm cắp tài sản

Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp một số câu hỏi về việc xử lý hành vi trộm cắp tài sản theo luật hình sự, luật hành chính và các văn bản liên quan điều chỉnh trực tiếp vấn đề trên:


Tư vấn về tội danh giết người theo pháp luật hiện hành?

Luật Đại Kim tư vấn về tội phạm với tội danh giết người theo pháp luật hiện hành như: Phạm tội giết người khi trong đội tuổi vị thành niên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi giết người... và các vấn đề pháp lý khác phát sinh trong vấn đề này.


Giao cấu với trẻ em thì bị xử phạt như thế nào?

Luật Đại Kim tư vấn và giải đáp quy định của pháp Luật Hình sự về xử lý hành vi giao cấu với trẻ em, hiếp dâm trẻ em... theo quy định của pháp luật hiện hành và những vấn đề liên quan đến hành vi giao cấu với trẻ em:


Quy định về tội tổ chức sử dụng ma túy

Thưa luật sư, xin hỏi: Trong một lần tổ chức sinh nhật lần thứ 20, Anh A đã đưa cho 5 người bạn là B,C,E,G,H hai gói ma túy đá và công khai là đưa cho mọi người cùng sử dụng và tất cả đều đã trên 18 tuổi, khi mọi người đang dùng thì công an ập đến và thu giữ số ma túy còn lại bắt giữ tất cả. Xin hỏi, bạn tôi sẽ bị phạm tội gì và sẽ bị xử lý như thế nào? Cảm ơn luật sư đã tư vấn và hỗ trợ!


Cách tính tổng số tiền dùng đánh bạc

Thưa luật sư! Ngày 11/03/2017, âm lịch ở làng em có hội làng, và em đã mời anh em bạn bè đến ăn cơm uống rượu cùng gia đình, nhưng khi uống rượu xong có mấy anh em thích chơi đánh bài , củ thể đánh bài liêng, gà 10 nghìn , và tố kịch 50 nghìn.


Dịch vụ nổi bật