Phân biệt quyền khởi kiện và quyền tố cáo trong pháp luật hình sự ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 2864

Thưa luật sư, Xin cho em hỏi tố cáo với khởi tố theo yêu cầu người bị hại khác nhau như thế nào? Tại sao trộm cắp khi người dân tố cáo thì bị cơ quan bắt ngay và phán xét ngay còn vụ kiện lại kéo dài dến vậy. Mong luật sư tư vấn, xin cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn về khởi kiện và tố cáo, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho bộ phận tư vấn pháp luật hình sự, vấn đề bạn quan tâm xin trao đổi như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015

Luật tố cáo năm 2011 

Luật hình sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Khoản 1 điều 2 Luật tố cáo 2011 quy định: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Điều 155 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong các trường hợp sau:

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, ngay khi bạn phát hiện 1 hành vi vi phạm pháp luật nào, bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để họ điều tra và giải quyết. Tuy nhiên, việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại chỉ được xác định khi thuộc một trong các phạm vi sau:

-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 

-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

-Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 

-Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 

- Tội hiếp dâm

- Tội cưỡng dâm

-  Tội làm nhục người khác

- Tội vu khống

 - Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 21 của, Luật tố cáo 2011 xác định thời hạn giải quyết tố cáo như sau:

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Căn cứ vào Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Như vậy, cơ quan điều tra có nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn tin để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo. Trường hợp vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian thì có thể kéo dài thời hạn ra quyết định khởi tố hay không hơn, nhưng không được quá 60 ngày. Việc người phạm tội khắc phục hậu quả  và thời hạn để khắc phục hậu quả là kết quả của bản án, Tòa án sẽ quyết định mức thiệt hại, thời hạn để bị cáo thực hiện khắc phuc hậu quả trong bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Quá trình giải quyết vụ án Hình sự gồm các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong đó, có những vụ án mà việc tố cáo của công dân là căn cứ khởi tố, do đó quá trình giải quyết vụ án Hình sự thường kéo dài và phức tạp hơn so với việc giải quyết những đơn tố cáo về hành chính thông thường.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Phân biệt quyền khởi kiện và quyền tố cáo trong pháp luật Hình sự ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Phạm tội khi chưa được xóa án tích có tổng hợp hình phạt không ?

Cho luật sư, cho tôi hỏi, tôi đang được hưởng án treo về tội trôm cắp tài sản thời gian là 3 năm nhưng chưa được xoá án tích. Tôi có thuê xe ô tô chạy theo nhu cầu của khách, nhưng do tôi ngủ gục lấn sang làn đường bên trái gây tai nạn làm cho 2 người khách ngồi trên xe bị thương tích 1 người 30%, người 15% và thiệt về tài sản của chủ xe.


Cố tình phát tán vi-rút, chương trình tin học độc hại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời gian vừa qua, một loại phần mềm vi-rút tống tiền có tên WannaCry đã tấn công chớp 75.000 máy tính trên 99 quốc gia bị nhiễm mã độc và một trong những quốc gia đó có Việt Nam. Vậy xin cho hỏi khi phát tán phần mềm này có bị phạt gì không, thưa luật sư?


Các trường hợp làm chết người nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Thưa quý Công ty, em họ tôi sinh năm 2005, vì có tính nóng nảy và muốn thể hiện bản thân của tuổi mới lớn nên nó có xích mích và đánh lộn với một người học cùng trường. Sự việc thật không may đã xảy ra khi nó vô ý đánh vào chỗ hiểm khiến cho đối phương mất nhiều máu, thiệt mạng ngay trên đường đi cấp cứu. Công ty có thể cho tôi biết, em họ tôi có bị Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không? Và trường hợp nào giết người sẽ không bị đi tù.


Phân biệt tội danh Cướp - Cướp giật - Trộm cắp theo Bộ Luật hình sự 2015

Luật Đại Kim hướng dẫn phân biệt tội danh Cướp - Cướp giật - Trộm cắp theo Bộ Luật hình sự 2015


Sống chung như vợ chồng với người khác có vi phạm pháp luật?

Chung sống như vợ chồng được hiểu là việc hai người ( nam và nữ ) có quan hệ chung sống thường xuyên với nhau tại một địa điểm cố định mà chưa có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.


Dịch vụ nổi bật