Các trường hợp làm chết người nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cập nhật | Số lượt đọc: 1391

Thưa quý Công ty, em họ tôi sinh năm 2005, vì có tính nóng nảy và muốn thể hiện bản thân của tuổi mới lớn nên nó có xích mích và đánh lộn với một người học cùng trường. Sự việc thật không may đã xảy ra khi nó vô ý đánh vào chỗ hiểm khiến cho đối phương mất nhiều máu, thiệt mạng ngay trên đường đi cấp cứu. Công ty có thể cho tôi biết, em họ tôi có bị Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không? Và trường hợp nào giết người sẽ không bị đi tù.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Bộ Luật hình sự 1999

- Bộ luật hình sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Hành vi xâm hại đến tính mạng gây hậu quả nghiêm trọng hay dẫn đến chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng tôi danh cụ thể mà truy cứu phù hợp theo Bộ Luật hình sự 1999.

Tuy nhiên, nếu em họ của bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây thì hành vi làm chết người sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Làm chết người trong trường hợp chưa đủ 14 tuổi, căn cứ theo khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015

"Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

2.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này."

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều kiển hành vi của mình, căn cứ theo điều 21 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Làm chết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng, căn cứ theo khoản 1 điều 22 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

- Làm chết người trong tình thế cấp thiết, căn cứ theo khoản 1 điều 23 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 23. Tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy, khi em họ của bạn chưa đủ 14 tuổi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng gia đình em họ của bạn phải có trách nhiệm bồi thường về dân sự cụ thể bồi thường thiệt hại cho người thiệt mạng do em mình gây ra

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Các trường hợp làm chết người nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Phân biệt tội danh Cướp - Cướp giật - Trộm cắp theo Bộ Luật hình sự 2015

Luật Đại Kim hướng dẫn phân biệt tội danh Cướp - Cướp giật - Trộm cắp theo Bộ Luật hình sự 2015


Sống chung như vợ chồng với người khác có vi phạm pháp luật?

Chung sống như vợ chồng được hiểu là việc hai người ( nam và nữ ) có quan hệ chung sống thường xuyên với nhau tại một địa điểm cố định mà chưa có đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.


Công ty tài chính tố cáo người vay chiếm đoạt tài sản?

Tôi có vay một khoản tiền là 30 triệu đồng từ công ty tài chính, trả góp hàng tháng trong 12 tháng. Tôi đã trả được 8 tháng, tháng thứ 9 vì tôi nghỉ việc nên không có khả năng chi trả, phía công ty liên tục nhắn tin và gọi điện đòi và đe dọa tố cáo tôi ra cơ quan công an. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải làm sao? Xin cảm ơn luật sư.


Quy định về tội buôn bán, tàng trữ, sử dụng cây có chứa chất ma túy

Theo quy định tại bộ luật hình sự hiện hành có những quy định nào để xử lí hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng "cần" ( không phải cần sa, đây là 1 loại cỏ Việt Nam mà trong đó có thành phần 1 số chất gây nghiện như thuốcphiện, có gây kích thích cũng như gây ảo giác, gây nghiện dù nó được giới trẻ sử dụng theo hình thức cuốn và hút


Quy định về lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất

Kính thưa luật sư, tôi tên T sinh năm 1982, hiện tại ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Tôi có vấn đề sau rất cần sự tư vấn của luật sư: Vào năm 2012 trong lúc tôi đang làm công nhân ở Long An thì anh của tôi là C có hỏi mượn sổ đỏ của mẹ tôi là bà NT để cầm cố vay vốn ngân hàng MK


Dịch vụ nổi bật