Quy định về Bảo lãnh tại ngoại về tội đánh bạc ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 3132

Chồng tôi bị công an giam giữ về tội đánh bạc lần đầu từ ngày 10/01/2017.trong quá trình tạm giam công an có nói tôi đưa 10 triệu đồng và về viết đơn xin bảo lãnh thì sẽ được thả ra

Tôi đang thắc mắc không biết sau khi được thả ra thì chồng tôi có bị triệu tập và đóng thêm khoản tiền nào nữa không? và nếu như khi bị triệu tập mà không có tiền đóng nữa thì chồng tôi có bị bắt giam lại không? giả sử tôi là vợ mà không đứng ra bảo lãnh cho chồng để cha mẹ,anh chị em bên chồng bảo lãnh được không?vì tôi sợ bảo lãnh ra mà sau này chồng tôi tái phạm thì tôi phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

2. Luật sư tư vấn:

Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định như sau:

" Điều 93. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

1. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

3. Cơ quan ra quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải lập biên bản ghi rõ số lượng tiền, tên và tình trạng tài sản đã được đặt và giao cho bị can hoặc bị cáo một bản.

4. Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước và trong trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

5. Trình tự, thủ tục, mức tiền hoặc giá trị tài sản phải đặt để bảo đảm, việc tạm giữ, hoàn trả, không hoàn trả số tiền hoặc tài sản đã đặt được thực hiện theo quy định của pháp luật "

Những cá nhân có quyền bảo lĩnh cho người đang bị tạm giam được quy định tại khoản 2 điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:

Điều 92. Bảo lĩnh

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác."

Như vậy, khi đã được bảo lĩnh thì chồng bạn được tại ngoại trong thời gian bị tạm giam. Trong trường hợp bị cáo, bị can tiếp tục phạm tội khi đang được tại ngoại có thể là cơ sở bị bắt tạm giam mặc dù đã có quyết định bảo lĩnh. Cá nhân người bảo lãnh chỉ cần là người thân thích của bị can, bị cáo. Vì vậy, anh chị em ruột hoặc bố mẹ của bị can, bị cáo có thể thực hiện bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Trong trường hợp, người bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Quy định bảo lãnh tại ngoại về tội đánh bạc ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật tư vấn pháp luật Hình sự

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Dụ dỗ bé gái dưới 16 tuổi bỏ trốn và dẫn tới có thai thì bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, gia đình tôi có một cô em gái chưa đủ 16 tuổi bị bạn trai 22 tuổi dụ dỗ bỏ nhà đi trốn, một thời gian sau gia đình phát hiện cô em gái tôi có thai. Và bây giờ, chúng tôi muốn khởi kiện hành vi của người bạn trai kia và mức xử phạt sẽ là thế nào. Xin cảm ơn Luật sư!


Mức xử phạt khi sử dụng hung khí đánh người gây thương tích

Ngày mùng 2 tết cháu của tôi do uống rượu nên có xung đột với thanh niên hàng xóm đã dùng dao chém vào khửu tay trái người khác phải khâu đến 16 mũi gây đứt mạch máu nhỏ hiện nay đang nằm viện, bên bị hại yêu cầu phải bồi thường bằng tiền mặt là 40 triệu đồng. vậy xin được tư vấn theo quy định của luật mức bồi thường đó có hợp lý không


Xử phạt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Thưa luật sư! tôi muốn hỏi là tôi có 1 đứa em gái,nó làm nhân viên bán hàng cho 1 công ty nước ngoài được 5 năm.trong quá trình làm việc đến nay nó đã làm thất thoát của công ty khoảng 800 triệu đồng.a cho hỏi là em gái tôi nó phạm tội gì và bị xử lý ra sao nếu không trả hết được tiền cho công ty của nó. Xin cảm ơn!


Xử lý về hành vi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ

Kính gửi văn phòng tư vấn luật Đại Kim. Tôi có vấn đề này, xin văn phòng luật sư tư vấn giúp. Nguyên tôi là tài xế xe tải, vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu chủ xe, vừa rồi tôi có nhận hàng là 100 thùng bia heineken do Pháp sản xuất từ TP. HCM để vận chuyển về Đồng Nai giao cho người nhận qua số điện thoại được thông báo.


Phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng

Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc muốn hỏi: hiện nay thì tình hình an ninh rất phức tạp, nhiều trường hợp nguy hiểm đến bản thân


Dịch vụ nổi bật