Quy định về tội buôn bán, tàng trữ, sử dụng cây có chứa chất ma túy

Cập nhật | Số lượt đọc: 1632

Theo quy định tại bộ luật hình sự hiện hành có những quy định nào để xử lí hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng "cần" ( không phải cần sa, đây là 1 loại cỏ Việt Nam mà trong đó có thành phần 1 số chất gây nghiện như thuốcphiện, có gây kích thích cũng như gây ảo giác, gây nghiện dù nó được giới trẻ sử dụng theo hình thức cuốn và hút

 như 1 điếu thuốc lá). Quy định nào về việc sử dụng cần phục vụ cho ngành y tế. Hiện tại có những quy định xử lí nào trong trường hợp những người mua bán cần nhằm phục vụ cho mục đích điều tra như công an mua để điều tra đường dây bán cần hay sinh viên báo chí muốn tìm hiểu mua để phục vụ cho viết bài báo chí điều tra.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Hình sự, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Hình sự 2015

Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng các tội phạm về ma tuý

Thông tư Số: 19/2014/TT-BYT Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc

2. Luật sư tư vấn:

1. Quy định của pháp luật về việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy:

Điều 253 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

"Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm: 
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 
b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam; 
c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm: 
a) Có tổ chức; 
b) Phạm tội 02 lần trở lên; 
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 
đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam; 
e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít; 
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; 
h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; 
i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm: 
a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1.200 gam; 
b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 1.800 mililít.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: 
a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng 1.200 gam trở lên; 
b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích 1.800 mililít trở lên.

5. Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì được quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc khoản nào, thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản đó.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

 Và theo quy định tại Điều 3 Mục II Thông tư 17/2007 quy định:

"3. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194)

3.1. “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

3.2. “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

3.3. “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

3.4. “Chiếm đoạt chất ma túy” là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác. Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 194 BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt.

3.5. Chất gây nghiện, chất hướng thần là chất ma túy; còn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là để chữa bệnh (chỉ chứa một hàm lượng nhất định chất ma túy) và được quản lý theo quy chế quản lý dược phẩm của Bộ Y tế. Người nào không thuộc đối tượng quy định tại Điều 201 BLHS mà vi phạm trong việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần nhằm mục đích kinh doanh thuốc chữa bệnh hoặc để chữa bệnh thì bị xử lý hành chính hoặc thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác không phải là tội phạm về ma túy (ví dụ: tội kinh doanh trái phép, tội buôn lậu…). Trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái phép nhằm thỏa mãn nhu cầu về sử dụng trái phép chất ma túy cho mình hoặc cho người khác thì bị xử lý về tội phạm ma túy tương ứng (nếu thỏa mãn điều kiện về trọng lượng chất ma túy theo quy định của pháp luật).

3.6. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống."

Như vậy, nếu có hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển chất mà túy thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Còn đối với các trường hợp quy định tại khoản 2,3,4 là những trường hợp có tính nghiêm trọng nên tùy theo cách thức thực hiện hành vi, số lượng, khối lượng tương ứng theo quy định tại các khoản này mà người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tù từ 7 năm đến chung thân hoặc tử hình.

Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma tuý như sau:

"Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

đ) Đối với người đang cai nghiện;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

d) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

2. Quy định về việc sử dụng thuốc gây nghiện, chất hướng thần trong ngành y tế

Nội dung này được quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BYT về Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.

3. Quy định của pháp luật về việc công an, sinh viên mua chất gây nghiện phục vụ mục đích học tập?

Hiện nay, việc công an mua thuốc để điều tra được giải quyết theo quy định của ngành công an vì mục đích công tác.

Nếu như công an tự ý mua hay sinh viên báo chí mua chất gây nghiện thì đều đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự chứ pháp luật không cho phép việc mua bán trái phép chất gây nghiện để phục vụ mục đích học tập của sinh viên.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Quy định về tội buôn bán, tàng trữ, sử dụng cây có chứa chất ma túy. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Đại Kim 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy định về lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất

Kính thưa luật sư, tôi tên T sinh năm 1982, hiện tại ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Tôi có vấn đề sau rất cần sự tư vấn của luật sư: Vào năm 2012 trong lúc tôi đang làm công nhân ở Long An thì anh của tôi là C có hỏi mượn sổ đỏ của mẹ tôi là bà NT để cầm cố vay vốn ngân hàng MK


Đã có đơn rút yêu cầu khởi tố thì có bị phạt nữa không?

Xin kính chào công ty luật Đại Kim, em có thắc mắc sau muốn được giải đáp: Hiện nay em trai em sinh năm 1999, vừa rồi em trai em có lấy 1 con dao nhỏ và gây thương tích cho người ta là 8%, gia đình em có bồi thường và họ cũng viết giấy rút yêu cầu khởi kiện.Vậy cho em hỏi khi rút yêu cầu khởi kiện, em trai em có phải nộp phạt hành chính và nó có để lại án tích gì nữa không ạ. Em xin chân thành cảm ơn.


Hành hung người khác phải chịu trách nhiệm gì ?

Em có 1 người bạn (anh T) đã ly dị vợ. Anh ta bây giờ ở cùng 1 cô gái khác (H). Do xích mích với 1 số người bạn làm cùng của vợ cũ của T trên mạng xã hội, H đã nhắn tin đe doạ đến tính mạng 2 đứa con của 1 trong những người đồng nghiệp của cô vợ cũ kia, nhưng sau đó đã nhắn tin xin lỗi. Mấy cô bạn kia đã hẹn gặp ở quán cafe và gọi theo nhiều người đi cùng.


Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Xin chào Công ty Luật Đại Kim. Công ty cho tôi hỏi em trai tôi trong một lần về quê ăn đám cưới người thân thì có chơi đánh ba cây. Em trai tôi đã bị viện kiểm sát truy tố về tội đánh bạc tại Khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự.


Điều kiện hưởng án treo khi bị khởi tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ?

Bạn tôi đang công tác tại phòng LĐTBXH cấp huyện và được giao nhiệm vụ lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT người nghèo, người dân tộc thiểu số, người dân sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn. Từ năm 2014 đến năm 2016, bạn tôi có làm giúp cho 300 người không thuộc diện được cấp thẻ và có nhận bồi dưỡng 45 triệu đồng của những người trong diện được cấp. Tháng 12/2016, bạn tôi bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội lạ ...


Dịch vụ nổi bật