Trách nhiệm Hình sự về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cập nhật | Số lượt đọc: 1537

Ngày 20/9/2013, B là công dân Việt Nam đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của H (công dân Lào) 10 ngàn USD quy đổi thành tiền VNĐ là 250 triệu đồng. Ngày 20/10/2013 tại Viêng Chăn, do mâu thuẫn cá nhân nên B đã có hành vi giết chết C (công dân Lào) nhưng cơ quan tư pháp của Lào không biết. Sau khi về Việt Nam, các hành vi phạm tội nêu trên của B bị phát hiện và B bị bắt giữ.

Xin hỏi:

1. Tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà B thực hiện tại Lào có thể bị truy cứu TNHS theo luật hình sự Việt Nam không. Tại sao ?

2. B có thể bị truy cứu TNHS về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự của Lào không. Tại sao ? (biết rằng BLHS của Lào có quy định tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

3. Khẳng định tội giết người (điều 93 BLHS) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 BLHS) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai. Tại sao ?

Xin cảm ơn luật Đại Kim đã tư vấn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư  tư vấn pháp luật Hình sự, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật hình sự của Công ty luật Đại Kim, vấn đề bạn quan tâm Chúng tôi xin trao đổi cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

Bộ luật hình sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

1. Tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà B thực hiện tại Lào có thể bị truy cứu TNHS theo luật hình sự Việt Nam không? Tại sao? 

Khoản 1 điều 6 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: 

"Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú  ở nước  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

Như vậy, nếu như công dân Việt Nam hoặc người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội đã thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì theo nguyên tắc quốc tịch thì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam ở bất cứ nơi nào, đồng thời phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.

2. B có thể bị truy cứu TNHS về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự của Lào không? Tại sao? 

Căn cứ Điều 54 Hiệp định tương trợ tư pháp dân sự và hình sự giữa Việt Nam vào Lào quy định nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: 

1. Nước ký kết này có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của Nước ký kết kia về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân của mình đã có hành vi phạm pháp trên lãnh thổ của Nước ký kết yêu cầu, phù hợp với pháp luật của nước mình.

Khi có yêu cầu của Nước ký kết, Nước ký kết được yêu cầu có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân của Nước ký kết yêu cầu đã phạm pháp và có mặt trên lãnh thổ của Nước ký kết được yêu cầu.

2. Văn bản yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của người bị hại được gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã được quy định trong pháp luật của Nước ký kết này sẽ có giá trị pháp luật trên lãnh thổ của Nước ký kết kia.

3. Người bị hại trong vụ án hình sự có quyền chống án hình sự tại các Toà án của Nước ký kết như công dân của Nước ký kết có Toà án tiến hành xét xử hình sự.

Vậy B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nếu như có văn bản yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của Việt Nam tới Lào theo quy định trên.

Khoản 3 Điều 31 Chương II, Hiến pháp Việt Nam 2013 đã quy định rõ: “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”. Do đó nếu B quay về Việt Nam mới bị phát hiện ra hành vi phạm tội và đã bị bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam thì B sẽ không bị xử lý theo quy định của pháp luật Lào nữa.

 3. Khẳng định tội giết người (Điều 93 BLHS) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai?

Khoản 3 điều 8 BLHS 1999 quy định như sau: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, để xác định tội phạm có phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay không thì căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với từng tội. Nếu mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình thì đây là tội đặc biệt nghiêm trọng. Nếu B bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, khẳng định Tội giết người và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là chưa đúng theo quy định trên.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Trách nhiệm Hình sự về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Có phạm tội lừa đảo không khi giúp bạn làm tài khoản ngân hàng ?

Em xin chào luật sư ạ. Em xin kể qua sự việc, mong luật sư có thể tư vấn giúp em ạ. Hiện tại em đang theo học một trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động. Vào ngày 15/2/2017, em có nhận được tin nhắn của bạn em. Bạn em hiện tại đang lao động tại Nhật Bản. Bạn em nhờ em mang chứng minh thư nhân dân ra ngân hàng, mở tài khoản tại ngân hàng bidv và kích hoạt luôn dịch vụ bankplus. Nhưng số điện thoại sử dụng dịch vụ bankplus này là số mà do bạn em cung cấp


trường hợp vụ án hình sự bị đình chỉ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử ?

Thưa luật sư! Bình đánh cường gây thương tích với tỉ lệ thương tật là 25% (bình và cường đủ 16 tuổi chưa đủ 18 tuổi). Chỉ có bố cường yêu cầu khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can bình về tội cố ý gây thương tích. Viện kiểm sát ra quyết định tuy tố b theo khoản 1 điều 104 bltths 2003.


Thời gian giải quyết nội dung đơn tố cáo

Thưa luật sư! Em chào anh chị luật sư em bị người khác hiểu lầm nên họ đã bôi nhọ,nói xấu và vu khống lên mạng xã hội facebook bằng những lời nói không hay đi kèm là những hình ảnh của em và người yêu em (nay là vợ) đăng lên group ở công ty. Phòng đó có 28. 000 thành viên và chủ yếu nhân viên trong công ty khiến em rất bức xúc và xấu hổ vô cùng.


Hướng dẫn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chào luật sư, Gia đình em có một sự việc mong được giải đáp. Anh của em bị công an quận A bắt vì tội danh cờ bạc. Sau khi bị bắt, anh B là bạn của anh em tìm đến và giới thiệu anh C, nói rằng có thể giúp đỡ lo cho anh em ra ngoài.


Việc bán thận tự nguyện để chi trả nợ có hợp pháp không?

Chào luật sư công ty luật Đại Kim. Em muốn hỏi, em trai em chơi bời nợ nần muốn bán thận để chi trả nợ. Em là anh trai đưa em đi làm xét nghiệm có bị vi phạm quy định gì của pháp luật không ? Chân thành cảm ơn luật sư.


Dịch vụ nổi bật