Vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Cập nhật | Số lượt đọc: 1367

Trường hợp những đứa trẻ bị bán và bị bóc lột sức về sức lao động, vậy người mua mà sử dụng trẻ em làm “công cụ” lao động thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em” không.?

 

Đối với vấn đề bạn hỏi Công ty Luật Đại Kim xin được trả lời như sau:

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì:

Điều 296: Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

1. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 

Như vậy, từ thông tin mà bạn cung cấp cũng đồng thời trên cơ sở Luật quy định để truy cứu trách nhiệm về “Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi” thì cần phải chứng minh xem những công việc mà đứa trẻ bị bán đó làm là nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định như: Đội viên cứu họ mỏ là công việc đặc biệt nguy hiểm; Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram,...) là làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất(Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội),…để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Đại Kim dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp cũng như trên cơ sở pháp Luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Hotline: 0948 596 388 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Nạn nhân bị bán mất tích được coi là tình tiết tăng nặng không?

Trường hợp nạn nhân bị bán, không trở về được và coi như đã mất tích. Trường hợp này có coi là tình tiết tăng nặng.?


Phòng vệ chính đáng ở nước ngoài?

Ba phụ nữ bị lừa bán sang Pò Chài Trung Quốc. Do bị chủ đánh đập nhiều lần, bắt làm gái mại dâm. Trong một lần bị chủ đánh đập dã man, ba phụ nữ này đã đánh lại làm chủ bị ngất. Công an Trung Quốc bắt giữ ba người này và trao trả Việt Nam. Hành vi của những người này có được coi là Phòng vệ chínhd đáng ở nước ngoài hay không?


Chỉ định luật sư bào chữa cho người dưới 18 tuổi phạm tội

Bị cáo phạm tội khi chưa thành niên, khi xét xử thì đã thành niên. Toà án có phải triệu tập người đại diện hợp pháp và chỉ định Luật sư cho bị cáo không?


Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Anh trai tôi có mua một chiếc xe máy của kẻ ăn cắp nhưng không biết là xe gian. Khi anh tôi sử dụng chiếc xe này lưu thông trên đường thì bị bắt phạt và cảnh sát truy ra là xe ăn cắp. Xin hỏi anh tôi có phạm tội không. ?


Nhắn tin lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa có bị xử lý hình sự không?

Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ trong gia đình mà tôi bị một người em cùng cha khác mẹ liên tục nhắn tin sỉ nhục, lăng mạ, thậm chí còn đe dọa sẽ thuê người hành hung. Từ khi nhận được những tin nhắn khủng bố, tôi luôn phải sống trong tâm trạng căng thẳng, mất ăn, mất ngủ và không yên tâm làm việc. Tôi vô cùng bức xúc và lo lắng, tôi muốn biết Nhắn tin lăng mạ, sỉ nhục, đe dọa có bị xử lý hình sự không? Việc xử lý được quy định như thế nào?


Dịch vụ nổi bật