Thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng

Cập nhật | Số lượt đọc: 1246

Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi, vợ chồng tôi tự viết bản thỏa thuận (cam kết) về phân chia tài sản chung khi có vấn đề xảy ra trong hôn nhân hoặc cuộc sống. Vậy văn bản này để có giá trị pháp lý, chúng tôi có thể mang bản cam kết đó ra phòng công chứng để công chứng được không ? Xin cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Dân sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Nội dung phân tích:

Khoản 1 điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung  

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình."

Như vậy tài sản của vợ chồng thì vợ chồng có quyền thỏa thuận tự định đoạt.

"Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này."

Như vậy để đảm bảo tính hợp pháp của sự thỏa thuận đối với văn bản này cần được công chứng. Ví dụ tài sản là bất động sản thì việc yêu cầu công chứng là bắt buộc.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Đại Kim.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Chuyển hộ khẩu mẹ và con sau khi ly hôn ?

Chào luật sư Đại Kim. Em và chồng em lấy nhau năm 2014 đến đầu năm 2015 em sinh cháu bé gái. Nhưng chồng em ham chơi lười lao động và không quan tâm đến vợ con nên sau khi sinh em đã cho con về nhà bố mẹ đẻ ở đến nay con em đã được 3 tuổi. Trong khoảng thời gian đó chồng em cũng không quan tâm gì đến mẹ con em nên tháng 1 năm 2017 em đã làm đơn ly hôn và đã được toà án giải quyết.


Ly hôn và giành quyền nuôi con

Chào luật sư. Hiện tại vợ chồng tôi muốn thuận tình ly hôn với lý do tôi và gia đình vợ nhiều mâu thuẫn. Vợ tôi không muốn ra ở riêng với tôi mà chỉ muốn ở nhà mẹ vợ.


Hướng dẫn ly hôn khi không có giấy đăng ký kết hôn

Kính gửi luật sư, vợ chồng em lấy nhau được hơn 6 năm có 2 mặt con. lúc về ở với gia đình chồng, vợ em chẳng ai động chạm gì toàn đi nói xấu anh chị em trong nhà làm anh em cãi vã, e cũng chỉ muốn tốt cho vợ con nên em chiều vợ về ở gần nhà ngoại. nhưng tật ăn gian nói dối vô học, trong khi em khuyên can không được bố mẹ chồng khi thấy điều đó không nhưng giải hoà khuyên can còn vào nói em và gia đình em chẳng ra gì.


Thỏa thuận nuôi con bằng miệng có bắt buộc thực hiện theo ?

Kính thưa luật sư. Tôi đã ly hôn 1 năm với chồng ( sinh 1986 ) và có 1 con gái nhỏ 21 tháng tuổi. Khi ly hôn chúng tôi thỏa thuận quyền nuôi con thuộc về tôi, tôi vẫn tạo mọi điều kiện để anh ta thăm con tại nhà tôi. Trong suốt thời gian sau ly hôn, chồng cũ tôi không làm đúng nghĩa vụ chu cấp cho con.


Sửa giấy khai sinh để đổi tên sang họ cha có được giải quyết đơn phương ?

Mong luật sư tư vấn giúp mình với. Anh trai mình kết hôn với chị dâu nhưng lúc đó chị dâu chưa đủ tuổi nên không đăng ký kết hôn được. Sau đó 2 người bỏ nhau, chị dâu đi khai sinh cho cháu mang họ mẹ, cháu chưa đầy 1 tuổi thì chị bỏ đi nước ngoài nên anh trai một mình đưa cháu về nuôi, và cắt khẩu rồi nhập khẩu nhà mình.


Dịch vụ nổi bật