Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành?

Cập nhật | Số lượt đọc: 2138
Câu hỏi đề nghị tư vấn: Đơn vị em không đóng bảo hiểm trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm mà trả thẳng vào lương cho người lao động. Anh chị có thể tư vấn cho em để khi làm hợp với người lao động được rõ ràng và chặt chẽ. Khi làm hợp đồng với người lao động trong hợp đồng có phải ghi rõ tỷ lệ và số tiền cụ thể trả vào lương là bao nhiêu không ạ? Rất mong sớm nhận được tư vấn của anh chị!

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Đại Kim, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng đóng bảo hiểm. Cụ thể:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì đơn vị và người lao động có nghĩa vụ tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, việc đơn vị thỏa thuận với người lao động không đóng bảo hiểm mà chi trả trực tiếp vào tiền lương cho người lao động là trái với quy định pháp luật; nên đơn vị không được lựa chọn hình thức thỏa thuận thay cho đóng bảo hiểm được. Trường hợp đơn vị vẫn thực hiện thì khi thanh tra lao động hoặc cơ quan bảo hiểm phát hiện thì cả đơn vị và người lao động đều bị áp dụng xử phạt hành chính theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

Bộ luật lao động 2012;

Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ đến Hotline - 0948 596 388 của chúng tôi để được giải đáp.

Mọi vấn đề vướng mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Luật Đại Kim để được giải đáp 

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Trường hợp bị mất giấy tờ,lý lịch quân đội thì phải làm thế nào?

Tôi đi bộ đội ở Lào tháng 8 năm 1980 đến tháng 7 năm1984 tôi xuất ngũ, năm 1996 tôi vào làm việc ở ngành giáo dục đến nay. Vừa rồi tôi làm thủ tục để xin cộng thêm thời gian 3 năm 11 tháng để tính thêm thời gian công tác khi nghỉ hưu.


Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Tôi có thành lập một công ty TNHH kinh doanh mặt hàng thời trang, thời gian gần đây tôi có bán hàng trên mạng doanh thu hàng tháng được chuyển khoản vào tài khoản công ty (doanh thu bình quân khoản 3 triệu / tháng ), khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT, vậy xin cho tôi hỏi là công ty của tôi có cần kê khai khoản doanh thu kia cho Cục thuế hay không? Công ty có cần đóng thuế GTGT hay không?


Dịch vụ nổi bật