Điều kiên để một người được nhận làm con nuôi

Cập nhật | Số lượt đọc: 1394

Tư vấn về Điều kiện để một người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi được pháp luật quy định như thế nào?

 

Khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định về vấn đề “con nuôi” rất cụ thể về vấn đề điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi trong điều kiện nuôi con nuôi giữa cha dượng hoặc mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng như sau : 

*Điều kiện thứ nhất: về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi

Quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 về điều kiện người được nhận làm con nuôi:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Quy định về mức giới hạn độ tuổi trẻ được nhận làm con nuôi dựa trên các cơ sở: Những người dưới 16 tuổi theo Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được xác định là trẻ em. Trẻ em luôn được hiểu là các cá nhân chưa thể độc lập tự lo cuộc sống của mình về mặt vật chất cũng như tinh thần. Theo quy định của  Bộ luật dân sự, các em là những người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, các em cần có sự giám sát, bảo trợ từ phía người lớn. Khi các em vì lý do nào đó bị tách ra khỏi cha mẹ ruột, thì sự giám hộ của người nhận nuôi đối với các em luôn là một sự cần thiết. Ngoài ra, lứa tuổi này các em cần được chăm sóc, giáo dục, thương yêu, sống trong môi trường gia đình. Việc nhận trẻ em ở độ tuổi này làm con nuôi là tạo cho các em một mái ấm gia đình, tạo điều kiện để các em được sống trong môi trường có sự chia sẻ, yêu thương, chăm sóc, cảm thông từ những người thân thich là cha, mẹ nuôi. Giống như những giá trị vật chất giúp cho con người trưởng thành về mặt thể chất, thì sự yêu thương, chăm sóc, giáo dục, cảm thông đóng vai trò tích cực và quan trọng trong sự phát triển nhân cách tốt đẹp của con người nói chung và của người con nuôi nói riêng.

Để được nhận làm con nuôi thì người đó phải dưới 16 tuổi, đây là quy định mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định việc nuôi con nuôi được tiến hành với độ tuổi của người được nhận làm con nuôi ở mức từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ở một số trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 2 trên trong đó có trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi. Quy định này đã tạo điều kiện cho cả bên: bên được nhận nuôi là người con dù không còn là trẻ em nhưng vẫn có thể nhận được sự đùm bọc, chăm sóc, nuôi dưỡng từ  người cha dượng, mẹ kế của mình; cũng như bên nhận nuôi là cha dượng, mẹ kế có thể tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với người con riêng của vợ, chồng mình. Hơn nữa giữa cha dượng hoặc mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng xác lập quan hệ nuôi con nuôi là một điều kiện thuận lợi cho trẻ em vì nó được tiếp tục sống trong môi trường ruột thịt của mình. Điều này vừa phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống đạo đức của dân tộc, vừa phù hợp với các văn bản pháp lý quốc tế về nuôi con nuôi.

*Điều kiện thứ hai: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng

Một gia đình có thể nhận nhiều người làm con nuôi. Nhưng một người chỉ có thể làm con nuôi của một gia đình. Quy định này không cho phép một người có thể làm con nuôi đồng thời trong nhiều gia đình khác nhau. Sự cần thiết của phải đặt ra quy định này của pháp luật được lý giải bởi lý do người con nuôi cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm thống nhất, nhất quán từ một gia đình nhất định, phải có những người cụ thể chịu trách nhiệm về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục người con nuôi. Nếu người con nuôi có thể làm con nuôi của nhiều gia đình thì cùng một lúc họ sẽ đồng thời nhận được những sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo các cách khác nhau của các gia đình khác nhau. Điều này không có lợi cho sự phát triển của người vị thành niên vốn là người chưa có sự trưởng thành về thể chất và nhân cách. Ngoài ra quy định này còn góp phần loại bỏ khả năng lợi dụng việc nhận con nuôi để tiến hành việc mua bán, chiếm đoạt trẻ em – một đối tượng rất cần được bảo vệ của Nhà nước và pháp luật vì thực chất họ không thể tự bảo vệ được mình.

 

 Trân trọng !

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn

Quy định về đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam


Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Điều kiện nhận nuôi con nuôi trong nước được pháp luật quy định như thế nào?


Thủ tục - hồ sơ nhận nuôi con nuôi trong nước quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011 thì mục đích nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.


Sự đồng ý của cha mẹ đẻ cho con làm con nuôi

Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.


Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại 29 Luật nuôi con nuôi có quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi như sau:


Dịch vụ nổi bật