Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (không đích danh)

Cập nhật | Số lượt đọc: 1535

Trình tự, thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

 

Trình tự thực hiện:

1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nếu không có tổ chức con nuôi nước ngoài thì nộp thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự tại Việt Nam.

2. Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết thì lấy ý kiến chuyên gia

3.  Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp.

4.  Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em và báo cáo UBND cấp tỉnh cho ý kiến.

5. Sở Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của UBND cấp tỉnh.

6. Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em. Nếu cần thiết thì Cục Con nuôi tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, y tế, gia đình, xã hội.

7. Cục Con nuôi lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

8. Người nhận con nuôi gửi giấy đồng ý và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi;

9. Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi.

10. Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

11. Sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi;

12. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trự sở Sở Tư pháp;

13. Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp

Thành phần hồ sơ:

1. Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

2. Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

5. Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng))

6. Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

7.  Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có  lại

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết: 110 ngày

Lệ phí (nếu có): 9.000.000đ  (lệ phí), 50.000.000đ (chi phí)

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

3. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

4.  Có tư cách đạo đức tốt.

5. Thường trú ở những nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam.

6. Đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú.

Các trường hợp không được nhận làm con nuôi:

1. Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

3. Đang chấp hành hình phạt tù;

4. Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

 

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp)

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (đích danh)

Trình tự, thủ tục đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam


Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình theo Luật HNGĐ 2014

Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.


Một số điểm mới của Luật hôn nhân và gia đình 2014

Điểm mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000


Quy định mới về việc được mang thai hộ

Trong luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:


Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới?

Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam


Dịch vụ nổi bật