Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Cập nhật | Số lượt đọc: 1341

Thế nào là tai nạn lao động (TNLĐ) là bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ));

Còn bệnh nghề nghiệp là bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ LĐTB XH ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

1. Điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ

* Trợ cấp một lần:  

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

*Trợ cấp hàng tháng: 

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

* Trợ cấp phục vụ:

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.

2. Quyền lợi được hưởng:

a. Giám định mức suy giảm khả năng lao động:

-  Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

-  Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

Giám định tổng hợp khi:

-  Vừa bị TNLĐ vừa bị bệnh nghề nghiệp

-  Bị TNLĐ nhiều lần hoặc bị nhiều bệnh nghề nghiệp

b. Thời điểm hưởng trợ cấp:

-  Lúc người lao động điều trị xong  và ra viện;

-  Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tật tái phát thị người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa. 

3. Mức hưởng:

a. Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):

- Tính theo tỷ lệ thương tật:

+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.

+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.

- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

b. Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH)

- Tính theo tỷ lệ thương tật: 

+ Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.

+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2%  tháng lương tối thiểu chung.

 - Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

c. Trợ cấp phục vụ:

- Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.            

d. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

đ. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hìnhNgười lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

e. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp 

- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).

- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

4. Thủ tục hồ sơ:

a. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, gồm:

-  Sổ BHXH;

-  Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động

-  Biên bản điều tra tai nạn lao động.

-  Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú.

-   Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

- Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;

- Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì ngoài các giấy tờ quy định trên, có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú.

b. Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp:

- Sổ BHXH;

- giấy đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của NSDLĐ (Mẫu số 05A-HSB);

- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao);

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc phiếu hội chuẩn mắc bệnh nghề nghiệp;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa.

c. Hồ sơ giải quyết TNLĐ, bệnh nghề nghiệp tái phát:

-  Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản lý;

- Điều trị nội trú: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật cũ tái phát. Không điều trị nội trú: bản chính hoặc bản sao giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật tái phát.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát của hội đồng giám định y khoa.

c. Hồ sơ giải quyết TNLĐ, bệnh nghề nghiệp của NLĐ được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động:

- Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản lý;

- Hồ sơ TNLĐ, BNN của lần bị TNLĐ nhưng chưa được giám định.

-  Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa.

d.  Hồ sơ giải quyết tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình:

-  Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản lý;

- Chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành LĐTB&XH hoặc của cấp tỉnh trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật. Nếu có chỉ định lắp mắt giả thì có thêm bản chính hoặc bản sao chứng từ lắp mắt giả.

- Vé tàu, xe đi và về (nếu có).

4. Cách thứ thực hiện: Trực tiếp làm tại cơ quan đơn vị.

5. Cơ quan thực hiện: BHXH quận/huyện/tỉnh

Trân trọng!

Công ty Luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Tư vấn thủ tục cấp giấy phép lao động/cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Thủ tục cấp giấy phép lao động/cấpthẻ tạm trú cho người nước ngoài được tư vấn tại Công ty Luật Đại Kim theo phương thức và nội dung tư vấn như sau:


Quy định về cho thuê lại lao động

Điều 54 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ 2012) có quy định cụ thể về hoạt động cho thuê lại lao động như sau:


Xử lý kỷ luật đối với viên chức

Đối tượng bị xử lý kỷ luật là: viên chức làm việc trong các sự nghiệp công lập vi phạm pháp luật về các trường hợp bị xử lý kỷ luật viên chức; trừ người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định là công chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp nhà nước như:


Trình tự thành lập công đoàn

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.


Xử phạt vi phạm hành chính về tiền lương

Mức xử phạt vi phạm hành chính về tiền lương được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Dịch vụ nổi bật