Thủ tục hành chính về chế độ ốm đau

Cập nhật | Số lượt đọc: 1318

Điều kiện được hưởng bao gồm bản thân ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế; Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc, có xác nhận của cơ sở y tế.

1. Quyền lợi được hưởng:

a, Thời gian hưởng: 

* Bản thân ốm đau:

Trong điều kiện bình thường

- 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).

- 40 ngày(tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).

- 60 ngày (tham gia Bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên).

Làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:

-  40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

- 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. 

Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)

- Tối đa 180 ngày/năm trong một năm. 

- Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.

* Con ốm: 

- Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm.

- Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi : tối đa 15 ngày/năm.

Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: Nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định trên.

b, Mức hưởng trợ cấp:  

Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH (trong 180 ngày/năm đầu tiên). Từ ngày thứ 181 trở đi, mức hưởng cụ thể như sau:

- Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.    

- Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

- Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.   

Mức hưởng trợ cấp từ ngày thứ 181 trở đi đối với bệnh dài ngày nếu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì được hưởng bằng mức lương tối thiểu. Nếu nghỉ lấn sang năm mới thì mức trợ cấp được tính từ đầu, với mức hưởng 75%.

* Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau:

- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).

- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

2. Thủ tục hồ sơ:  

a.Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây.

Bước 2: Người sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ để:

- Giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động;

- Hàng tháng hoặc quý, lập Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe nộp cho BHXH huyện kèm theo hồ sơ của người lao động cùng toàn bộ phần mềm đã giải quyết trong tháng hoặc quý để quyết toán.

Bước 3: BHXH huyện: Tiếp nhận hồ sơ do người sử dụng lao động chuyển đến để thẩm định và thực hiện quyết toán; trả kết quả xét duyệt và thông báo quyết toán cùng hồ sơ đã giải quyết cho người sử dụng lao động để quản lý.

b.Thủ tục hồ sơ:

* Đối với bản thân người lao động:

- Sổ Bảo hiểm xã hội.

- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

* Đối với người lao động mắc bệnh dài ngày:

- Sổ Bảo hiểm xã hội.

- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao). Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị

* Đối với người lao động chăm sóc con ốm:

- Sổ Bảo hiểm xã hội

- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao).

Trường hợp cả cha lẫn mẹ đều tham gia BHXH: Nếu sau khi người trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định thì ngoài hồ sơ theo quy định trên, có thêm Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau (mẫu 5B-HSB) của người sử dụng lao động nơi người nghỉ trước đó đã hưởng hết thời gian theo quy định.

* Đối với người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài, gồm:

- Sổ Bảo hiểm xã hội. 

- Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp.

- Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước hoặc xác nhận của cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương về tình trạng bệnh tật và hướng điều trị đối với trường hợp ra nước ngoài khám, chữa bệnh.

* Đối với trường hợp được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài mà bị ốm phải nghỉ việc khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

- Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy KCB do cơ sở y tế nước ngoài cấp.

- Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài. 

c.Thời hạn giải quyết:

- Người sử dụng lao động giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

- Cơ quan BHXH thanh quyết toán cho người sử dụng lao động trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

d. Cơ quan giải quyết:  BHXH quận/huyện

 

Trân trọng!

Công ty Luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục hành chính về chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.


Thủ tục hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ hưu trí một lần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:


Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Thế nào là tai nạn lao động (TNLĐ) là bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ));


Thủ tục hưởng chế độ tử tuất trong bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trình tự và thủ tục để được hưởng chế độ tử tuất hàng tháng và chế độ tử tuất một lần như sau:


Bảo hiểm y tế tự nguyện

Đối tượng tự nguyện tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định tại Điều 51 Luật BHYT và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP bao gồm:


Dịch vụ nổi bật