Tranh chấp lao động và giải quyết vụ án tranh chấp lao động

Cập nhật | Số lượt đọc: 1202

Tranh chấp lao động - Giải quyết vụ án tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người SD lao động được quy định cụ thể về thẩm quyền và các vấn đề khác, như sau

Tranh chấp lao động và giải quyết vụ án tranh chấp lao động

 

1.   Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. 

1.1 Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a)  Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b)  Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c)  Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d)  Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

đ)  Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

1.2 Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm:

a)  Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác;

b)  Về việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;

c)  Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

1.3 Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật  có quy định.

 

2.   Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
2.1 Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

2.2  Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.

2.3  Các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.

 

P Luật sư tư vấn - Công ty Luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Trường hợp miễn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Miễn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài – Những trường hợp được miễn cấp phép được quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Nghị định 34/2008/NĐ-CP như sau:


Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài

Nội dung báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm các nội dung về đơn vị sử dụng lao động, thông tin lao động...như sau:


Mẫu Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Mẫu Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động - Nội dung gồm thông tin về thành phần tham dự cuộc họp, lỗi vi phạm của người lao động, ý kiến các bên, kết luận ...


Mẫu Hợp đồng thử việc

Nội dung Mẫu Hợp đồng thử việc gồm thông tin về đơn vị công tác, thông tin người lao động, thời gian thử việc, công việc phải làm, lương và các vấn đề khác liên quan


Mẫu phụ lục hợp đồng lao động

Mẫu phụ lục hợp đồng lao động - Nội dung gồm thông tin về các bên trong phụ lục, căn cứ Hợp đồng lao động đã ký kết, nội dung sửa đổi, bổ sung và các vấn đề khác...


Dịch vụ nổi bật