Trình tự tiến hành đình công theo pháp luật lao động

Cập nhật | Số lượt đọc: 1314

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Việc đình công phải do Ban cấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.

Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động

- Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động.

- Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.

-Thời gian và hình thức tổ chức lấy ý kiến đình cồn do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động quyết định và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày.

- Nội dung lấy ý kiến đình công gồm: các tranh chấp lao động tập thể đã được giải quyết mà người lao động không đồng ý, thời gian và địa điểm bắt đầu đình công và việc đồng ý hay không.

 

Bước 2: Ra quyết định đình công

Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu khi có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số người lao động đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới ba trăm người lao động hoặc trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ ba trăm người lao động trở lên.

Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:

- Kết quả lấy ý kiến đình công;

- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

- Phạm vi tiến hành đình công;

- Yêu cầu của tập thể lao động;   

- Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.

Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh.

 

Bước 3: Tiến hành đình công

Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao độngthì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng đình công khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

 

Trân trọng!

Công ty Luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dịch vụ việc làm

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dịch vụ việc làm được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Mức xử phạt vi phạm hành chính về hợp đồng lao động

Mức xử phạt vi phạm hành chính về hợp đồng lao động được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Xử phạt hành chính trong lĩnh vực cho thuê lại lao động

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cho thuê lại lao động được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Xử phạt vi phạm hành chính về trường hợp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Mức xử phạt vi phạm hành chính về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Xử phạt vi phạm hành chính về đối thoại tại nơi làm việc

Mức xử phạt vi phạm hành chính về đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Dịch vụ nổi bật