Xử phạt hành chính trong lĩnh vực cho thuê lại lao động

Cập nhật | Số lượt đọc: 1251

Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cho thuê lại lao động được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:

 

STT

Hành vi vi phạm

 

Mức phạt tiền (đồng)

 

1

Bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp;

b) Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp

 

500.000 - 1.000.000

2

Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động hoặc không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

b) Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động

 

1.000.000 - 3.000.000

3

Bên thuê lại lao động khi có một trong các hành vi: Chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác; thu phí đối với người lao động thuê lại; sử dụng người lao động thuê lại làm công việc không thuộc Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; sử dụng người lao động thuê lại vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo một trong các mức sau đây

 

 

- Vi phạm từ 01 đến 10 người lao động

 

5.000.000 - 10.000.000

- Vi phạm từ 11 đến 50 người lao động

 

10.000.000 - 20.000.000

- Vi phạm từ 51 đến 100 người lao động

 

20.000.000 - 30.000.000

- Vi phạm từ 101 đến 300 người lao động

 

20.000.000 - 30.000.000

- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên

 

40.000.000 - 50.000.000

4

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây

 

 

- Vi phạm từ 01 đến 10 người lao động

 

80.000.000 - 100.000.000

- Vi phạm từ 11 đến 50 người lao động

 

20.000.000 - 40.000.000 

- Vi phạm từ 51 đến 100 người lao động

 

40.000.000 - 60.000.000

- Vi phạm từ 101 đến 300 người lao động

 

60.000.000 - 80.000.000 

- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên

 

60.000.000 - 80.000.000

5

Hành vi hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

 

50.000.000 - 75.000.000

6

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Cho doanh nghiệp khác mượn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;

b) Cho thuê lại lao động ở những ngành nghề, công việc không được pháp luật cho phép;

c) Cho thuê lại lao động vượt quá thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định;

d) Cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này là doanh nghiệp thành viên.

80.000.000 - 100.000.000

 

Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Xử phạt vi phạm hành chính về trường hợp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Mức xử phạt vi phạm hành chính về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Xử phạt vi phạm hành chính về đối thoại tại nơi làm việc

Mức xử phạt vi phạm hành chính về đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể vi phạm bị xử phạt thế nào?

Mức xử phạt vi phạm hành chính về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:


Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng và các nd khác như sau


Trường hợp người lao động không phải bồi thường chi phí đào tạo

Việc người sử dụng lao động bỏ kinh phí để đào tạo người lao động thì người lao động phải có có trách nhiệm trở lại làm việc cho người sử dụng lao động trong một thời gian nhất định do hai bên thoả thuận. Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo, trừ trường hợp sau:


Dịch vụ nổi bật