Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1243

Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì? Mời các bạn cùng tim hiểu vấn đề qua bài viết sau của Luật Đại Kim.

Câu hỏi:

Chào Luật sư Luật Đại Kim, Luật sư cho tôi hỏi: Như thế nào là đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất? Luật đất đai 2013 quy định về vấn đề này như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi thuộc lĩnh vực hỏi đáp đất đai, Luật Đại Kim xin được tư vấn như sau:

Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính (khoản 15 Điều 3 Luật đất đai 2013). Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu (khoản 1 Điều 95 Luật đất đai 2013).

Theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai 2013 thì đăng ký đất đai nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau. Trong đó:

– Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau (khoản 3 Điều 95 Luật đất đai 2013):

+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;

+ Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

+ Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.

Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì?

 Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây (khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013):

+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (điểm a);

+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền vói đất được phép đổi tên (điểm b);

+ Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất (điểm c);

+ Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký (điểm d);

+ Chuyển mục đích sử dụng đất (điểm đ);

+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất (điểm e);

+ Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013 (điểm g);

+ Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu chung của vợ và chồng (điểm h);

+ Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất (điểm i);

+ Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hoà giải thành về tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thoả thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật (điểm k);

+ Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề

+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất (điểm m).

Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Ngoài ra, trong các trường hợp nêu tại điểm a, b, h, i, k và 1 trên đây thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật đất đai 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.

Đăng ký đất đai không phải là quy định mới của Luật đất đai 2013, tuy nhiên, nếu so sánh với quy định của Luật đất đai 2003 trước đây (Điều 46) thì dễ thấy, quy định của Luật đất đai 2013 chi tiết hơn rất nhiềuĐiều 46 Luật đất đai 2003 chỉ quy định 5 trường hợp mà người sử dụng đất phải tiến hành đăng ký đất đai, tương ứng với 5 khoản. Với quy định mới của Luật đất đai 2013, các trường hợp đăng ký đất đai đã được bổ sung; không những thế, Luật đất đai 2013 còn phân định rõ trường hợp nào là đăng ký lần đầu, trường hợp nào là đăng ký biến động, giúp Nhà nước kiểm soát được tốt hơn hoạt động quản lý và sử dụng đất của các chủ thể.

Trong trường hợp cần tư vấn luật đất đai thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Đại Kim theo địa chỉ sau:

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi bị thu hồi đất

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi bị thu hồi đất là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.


Chủ thể nào được phép sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản?

Chủ thể nào được phép sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản? Mời các bạn cùng tham khảo những thông tin về vấn đề này trong bài viết của chúng tôi.


Quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi giải thể, phá sản

Quyền sử dụng đất của hợp tác xã khi giải thể, phá  là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Luật Đại Kim để hiểu hơn về vấn đề này.


Trường hợp thu hồi đất không được bồi thường tài sản với đất

Các trường hợp thu hồi đất không được bồi thường tài sản với đất là những trường hợp gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.


Quy định về trách nhiệm bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Quy định về trách nhiệm bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là gì? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết sau đây của Luật Đại Kim.


Dịch vụ nổi bật