Giải quyết tranh chấp khi không mở lối đi chung

Cập nhật | Số lượt đọc: 1543

Giải quyết tranh chấp khi không mở lối đi chung như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo phần tư vấn của Luật sư Đại Kim trong bài viết sau đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi là Phạm Thị Nguyên ở Hà Nội. Năm 2000, tôi có mua nhà của anh Nam (khu đất phía trong), do vậy muốn đi ra đường tôi phải đi nhờ qua nhà anh Nam, trong hợp đồng mua bán anh Nam cũng đã cam kết dành cho gia đình tôi một lối đi. Tháng 6/2016, anh Nam đã bán nhà cho anh Thiện, anh Thiện đã ngăn lối đi này lại. Khi tôi có ý kiến thì anh Thiện lại nói rằng đó là thỏa thuận giữa gia đình tôi và gia đình anh Nam, anh Thiện không có liên quan đến việc này. Do vậy đến nay, gia đình tôi vẫn bị mắc kẹt không có lối đi. Vậy, xin hỏi Luật sư theo quy định hiện hành thì gia đình tôi có được đề nghị anh Thiện mở một lối đi cho gia đình tôi và gia đình tôi có phải đền bù cho gia đình anh Thiện không? Nếu anh Thiện nhất quyết không mở lối đi cho gia đình tôi thì chúng tôi có quyền kiện không? Xin cảm ơn

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn về “Giải quyết tranh chấp khi không mở lối đi chung” Luật Đại Kim xin trả lời như sau:

Căn cứ vào Điều 171 Luật đất đai 2013:

Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này

Và Điều 254 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Giải quyết tranh chấp khi không mở lối đi chung

Như vậytheo các quy định trên thì trong trường hợp nhà và đất của bạn bị vây bọc bởi diện tích đất của gia đình nhà anh Thiện, không có lối đi ra đường công cộng thì bạn có quyền yêu cầu và anhThiện có nghĩa vụ phải danh lối đi cho gia đình bạn. Việc đền bù sẽ do hai bên thỏa thuận. Ở đây, chúng tôi chia làm hai trường hợp cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1:

Nếu trong giấy chứng nhận QSDĐ của gia đình anh Nam có ghi về việc danh lối đi chung hoặc bạn đã có thỏa thuậ với gia đình anh Nam về việc đền bù/hoặc sử dung lối đi không có đền bù kể cả khi chuyển giao QSDĐ cho người khác thì khi chuyển giao nhà và quyền sử dung đất cho anh Thiện, gia đình anh Nam có nghĩa vụ thông báo cho anh Thiện biết về thỏa thuận đó và anh Thiện buộc phải biết tình trạng thửa đất của mình và dành lối đi như đã thỏa thuận với anh Nam trong giấy chứng nhận QSDĐ đã ghi hoặc theo biên bản thỏa thuận giữa gia đình bạn và gia đình anh Nam. Nếu gia đình anh Nam không thông báo thì anh Nam có nghĩa vụ phải hoàn trả khoản đền bù đó cho gia đình anh Thiện (nếu anh Thiện có yêu cầu đền bù do việc danh lối đi cho gia đình bạn).

+ Trường hợp 2:

Gia đình bạn chỉ có thỏa thuận với anh Nam về việc sử dung lối đi chung nhưng không nói đến nghĩa vụ của người thứ ba, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng không có đăng ký về việc sử dung lối đi chung, thì gia đình anh Thiện (người nhận chuyển nhượng QSDĐ của gia đình anh Nam) không bị ràng buộc vào thỏa thuận giữa gia đình bạn và gia đình anh Nam. Tuy vậy, anh Thiện vẫn có nghĩa vụ phải dành cho gia đình bạn lối đi chung và gia đình bạn có nghĩa vụ hoàn trả cho anh Thiện một khoản tiền đền bù do hai bên thỏa thuận.

Quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản liền kề là một nội dung mới trong Luật đất đai 2013, trong đó quy định cụ thể về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Do vậy, để đảm bảo lợi ích cho gia đình bạn, bạn nên thỏa thuận với anh Thiện về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

Nếu gia đình anh Thiện nhất quyết không mở lối đi cho gia đình bạn thì trước hết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì nên tiến hành hòa giải:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu đã gửi đơn tới Ủy ban nhân dân xã mà các hai bên không hòa giải được thì có hai phương án giải quyết : khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013:

–  Khởi kiện tại tòa án: Tòa án chi giải quyết các tranh chấp đất đai mà đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có nhưng đang sử dụng đất ổn định được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013.

–  Yêu cầu cơ quan hành chính giải quyết: theo quy định điểm a khoản 3 Điều 203  Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung giải quyết. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tóm lạinếu anh Thiện nhất quyết không mở lối đi cho gia đình bạn thì bạn hoàn toàn có quyền kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình (Lưu ý: khi khởi kiện đến Tòa án thì gia đình bạn phải có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hoặc không có nhưng đang sử dụng đất ổn định được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013)

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Vai trò của thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai

Vai trò của thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau của Luật Đại Kim để có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này.


Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết sau.


Trình tự và thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai

Trình tự và thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết của Luật Đại Kim sau đây.


Trình tự và thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật

Trình tự và thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật sau đây sẽ Luật Đại Kim giới thiệu trong bài viết của chúng tôi. Mời các bạn cùng tham khảo.


Tư vấn về điều kiện chuyển nhượng đất

Điều kiện chuyển nhượng đất là gì? Người sở hữu quyền sử dụng đất cần chú ý những vấn đề nào? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết về Tư vấn về điều kiện chuyển nhượng đất sau đây.


Dịch vụ nổi bật