Các trường hợp vi phạm luật giao thông bị giữ giấy tờ hoặc bị giữ phương tiện

Cập nhật | Số lượt đọc: 1283

Thưa luật sư, xin hỏi trong trường hợp nào thì cảnh sát giao thông có quyền giữ giấy tờ xe, giữ phương tiện (ô tô hoặc xe máy). Tôi có vi phạm khi tham gia giao thông nhưng không rõ lỗi nào bị giữ xe, lỗi nào bị giữ giấy tờ xe. Xin luật sư giải thích cụ thể! Cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho Chúng tôi, vấn đề bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

Theo quy định Điều 78, nghị định số 146/2016/NĐ-CP quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người Điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và Điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;

đ) Khoản 5 Điều 11;

e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 3 Điều 17;

h) Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

k) Điểm b Khoản 6 Điều 33.

Cụ thể về các lỗi bị giữ giấy phép lái xe:

Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:  

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở - > Mức Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở -> Mức Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h -> Mức Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

- Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:)

+ Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc -> mức phạt   từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

+ Người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở ->  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ -> Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở -> Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

+ Buông cả hai tay khi đang Điều khiển xe; dùng chân Điều khiển xe; ngồi về một bên Điều khiển xe; nằm trên yên xe Điều khiển xe; thay người Điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để Điều khiển xe hoặc bịt mắt Điều khiển xe.->  Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị ->  Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh ->  Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định ->  Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Người đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 9 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ -> Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. -> Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở -> Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở ->Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở ->  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ.-> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

+ Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc -> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi Điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi Điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy -> Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và Điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:

+ Người Điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; -> Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

+ Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; -> Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

- Khoản Khoản 5 Điều 11 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng  đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 9, Khoản 10 Điều 5; Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều 6; Điểm b Khoản 7 Điều 7; Điểm b Khoản 6 Điều 33 Nghị định này .

Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16  của Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:

+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định; -> Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); -> Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); -> Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

+ Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; -> Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

+ Sử dụng Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa;-> Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

+ Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).-> Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Khoản 3 Điều 17 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:

+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định; -> Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

+ Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp -> Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

+ Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp -> Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:

+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe; không gắn biển số đúng vị trí quy định; gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; ->Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

+ Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; ->Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

+ Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng. -> Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng;

- Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:

Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. -> Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;  -> Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

- Người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng. -> Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

- Điểm b Khoản 6 Điều 33 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP bao gồm các lỗi sau:
+ Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

Tóm lại, có rất nhiều lỗi căn cứ vào quy định kể trên có thể bị tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ xe trên phương tiện pháp lý có thể gồm 3 nhóm lỗi chính: 1.Sử dụng rượu/bia/ma túy vượt quá giới hạn cho phép; 2. Không đủ điều kiện điều khiển phương tiện (không bằng lái/quá tải/Chống đối người thi hành công vụ...) hoặc 3. Vi phạm luật giao thông ở mức nguy hiểm (chạy quá tốc độ/đua xe/đánh võng....). Trong trường hợp của bạn vô tình đi vào đường cấm/đường ngược chiều thì không thuộc trường hợp bắt buộc tạm giữ giấy tờ xe hoặc phương tiện theo luật định.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về "Các trường hợp vi phạm luật giao thông bị giữ giấy tờ hoặc bị giữ phương tiện". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Vấn đề bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Xin chào luật sư, em xin nhờ luật sư tư vấn giúp em sự việc như sau. Vào tháng 10 năm 2015 bố em đi xe máy đường thì bị ba thanh niên đi xe máy chất 3, say rượu tông, Người dân xung quanh sau khi nghe tiếng động lớn ra chứng kiến bố em nằm dưới xe 3 thanh niên kia. Hậu quả sau tại nạn là bố em bị chấn thương sọ não và xuất huyết não, qua phẫu thuật 3 lần và ở bệnh viện điều trị hơn 1 năm thì về nhà với tình trạng sống thực vật không nhận thức được


Rủi ro khi mua đất của người được ủy quyền

Xin chào công ty, em có mua một miếng đất của một người được ủy quyền, trong giấy ủy quyền có: ông A (đại diện bên ủy quyền, người đứng tên sổ đỏ) và người được ủy quyền là ông B. Ông A đã giao cho ông B sổ đỏ đứng tên ông A, trong giấy ủy quyền có ghi rõ ông B được quyền quyết định tất cả việc sang nhượng cho cá nhân hay tổ chức do ông B lựa chọn, được ký kết hợp đồng chuyển nhượng và nhận tiền chuyển nhượng. 


Quy định xử lý về việc cha mẹ giam lỏng con cái

Xin chào luật sư, Em và bạn gái em quen nhau được một năm. Bạn gái em học ngành điều dưỡng tại đại học kĩ thuật y dược X. Nửa năm trước khi bắt đầu thực tập bạn em mới bắt đầu khóc nhiều và nói rằng không muốn học ngành này nữa, hồi trước do bị ba mẹ ép học nên đành theo, giờ hiểu rõ tính chất công việc của ngành nên không muốn theo học nữa, muốn học ngành khác.


Quy định về phân chia di sản thừa kế

Xin chào luật sư Đại Kim! tôi có vấn đề như sau: Ông bà tôi mất để lại một mảnh đấy và gia đình tôi sinh sống trên đó. Sau khi bố tôi mất, anh chị em của bố tôi  bây giờ mong muốn mẹ con tôi mua đất khác để thay đổi nhà thờ ông bà sau này. Nhà ở hiện nay ba mẹ tôi xây dựng lại và khi đó ba tôi có làm giấy chứng nhận không mua bán đổi cho không cầm cố thế chấp và tiền xây dựng 100% do ba mẹ tôi bỏ ra ( có giấy tờ đính kèm).


Quy định về quyền hạn của cánh sát giao thông

Tôi xin hỏi đáp một số thắc mắc như sau: 1. Tôi tham gia giao thông bị CSGT huyện Đà Bắc – Tỉnh Hòa Bình thổi còi dừng xe tôi: Khi tôi qua chốt giao thông không thấy đồng chí nào ra hiệu lệnh dừng xe chỉ nghe tiếng còi, người ngồi sau tôi quan sát thấy CSGT ngồi trên xe môtô chuyên dụng thổi còi (tôi thấy trong đầu 1 ngõ nhỏ). Vì tôi nghĩ các đồng chí ấy không thổi còi mình nên tôi tiếp tục tham gia giao thông.


Dịch vụ nổi bật