Vấn đề bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1278

Xin chào luật sư, em xin nhờ luật sư tư vấn giúp em sự việc như sau. Vào tháng 10 năm 2015 bố em đi xe máy đường thì bị ba thanh niên đi xe máy chất 3, say rượu tông, Người dân xung quanh sau khi nghe tiếng động lớn ra chứng kiến bố em nằm dưới xe 3 thanh niên kia. Hậu quả sau tại nạn là bố em bị chấn thương sọ não và xuất huyết não, qua phẫu thuật 3 lần và ở bệnh viện điều trị hơn 1 năm thì về nhà với tình trạng sống thực vật không nhận thức được

Nhưng bên cơ quan điều tra huyện lại kết luận lỗi hoàn toàn do bố em đi xe không chú ý đường ( bố em không còn nhận thức nên không thể hỏi, không có người đi đường làm chứng, công an bảo dựa vào hiện trường và lời khai của 3 thanh niên kia), trong khi hình chụp hiện trường xe bố em nằm trong khu vực dành cho người đi xe máy, và 3 thanh niên kia chỉ bị xử phạt hành chính. Điều đáng nói là sau khi gây tai nạn 3 thanh niên đó đều say xỉn không tham gia đưa bố em đi cấp cứu và sau này cũng không thăm hỏi hay thăm nuôi bố em. Em muốn hỏi 3 thanh niên có phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hai cho gia đình em không? Mong luật sư tư vấn giúp gia đình em, em xin chân thành cảm ơn !

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật dân sự năm 2005

2. Trả lời câu hỏi

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

....

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp của bạn, bố bạn đang đi và bị 3 thanh niên đang say rượu đâm vào nên việc xảy ra tai nạn không phải do lỗi cố ý của bố bạn hay thuộc tình huống cấp thiết, bất khả kháng. Do đó, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Bố bạn sẽ được các khoản bồi thường theo quy định tại điều 609 nêu trên. Bạn có thể yêu cầu bên gây ra tai nạn bồi thường cho bạn, nếu bên đó không chịu bồi thường bạn có thể khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Rủi ro khi mua đất của người được ủy quyền

Xin chào công ty, em có mua một miếng đất của một người được ủy quyền, trong giấy ủy quyền có: ông A (đại diện bên ủy quyền, người đứng tên sổ đỏ) và người được ủy quyền là ông B. Ông A đã giao cho ông B sổ đỏ đứng tên ông A, trong giấy ủy quyền có ghi rõ ông B được quyền quyết định tất cả việc sang nhượng cho cá nhân hay tổ chức do ông B lựa chọn, được ký kết hợp đồng chuyển nhượng và nhận tiền chuyển nhượng. 


Quy định xử lý về việc cha mẹ giam lỏng con cái

Xin chào luật sư, Em và bạn gái em quen nhau được một năm. Bạn gái em học ngành điều dưỡng tại đại học kĩ thuật y dược X. Nửa năm trước khi bắt đầu thực tập bạn em mới bắt đầu khóc nhiều và nói rằng không muốn học ngành này nữa, hồi trước do bị ba mẹ ép học nên đành theo, giờ hiểu rõ tính chất công việc của ngành nên không muốn theo học nữa, muốn học ngành khác.


Quy định về phân chia di sản thừa kế

Xin chào luật sư Đại Kim! tôi có vấn đề như sau: Ông bà tôi mất để lại một mảnh đấy và gia đình tôi sinh sống trên đó. Sau khi bố tôi mất, anh chị em của bố tôi  bây giờ mong muốn mẹ con tôi mua đất khác để thay đổi nhà thờ ông bà sau này. Nhà ở hiện nay ba mẹ tôi xây dựng lại và khi đó ba tôi có làm giấy chứng nhận không mua bán đổi cho không cầm cố thế chấp và tiền xây dựng 100% do ba mẹ tôi bỏ ra ( có giấy tờ đính kèm).


Quy định về quyền hạn của cánh sát giao thông

Tôi xin hỏi đáp một số thắc mắc như sau: 1. Tôi tham gia giao thông bị CSGT huyện Đà Bắc – Tỉnh Hòa Bình thổi còi dừng xe tôi: Khi tôi qua chốt giao thông không thấy đồng chí nào ra hiệu lệnh dừng xe chỉ nghe tiếng còi, người ngồi sau tôi quan sát thấy CSGT ngồi trên xe môtô chuyên dụng thổi còi (tôi thấy trong đầu 1 ngõ nhỏ). Vì tôi nghĩ các đồng chí ấy không thổi còi mình nên tôi tiếp tục tham gia giao thông.


Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm cho nam khi vợ sinh con ?

Chào anh chị luật Đại Kim, anh chị cho em hỏi chút ạ. Em có đóng bảo hiểm từ đầu 2015 đến tháng 10/2016 (mức lương đóng 3,317,000). Tháng 11/2016 em chuyển công ty, vì vậy tháng này em không đóng bảo hiểm. Sang công ty mới em được đóng bảo hiểm từ tháng 12/2016 (mức lương đóng 10,200,000)


Dịch vụ nổi bật