Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

Cập nhật | Số lượt đọc: 1577
Tháng 8/2013 tôi đăng ký kết hôn với một người Việt Nam sống ở nước ngoài. Đến năm 2014 chúng tôi chia tay nhưng chưa làm được thủ tục ly hôn. Sau khi về nước, tôi tổ chức đám cưới với một người khác và hiện đã có thai với người đó. Vậy nếu sau này sinh con, tôi muốn con được mang họ của người chồng bây giờ tôi đang chung sống có được không và nếu được thì tôi cần làm gì?

Tháng 8/2013 tôi đăng ký kết hôn với một người Việt Nam sống ở nước ngoài. Đến năm 2014 chúng tôi chia tay nhưng chưa làm được thủ tục ly hôn. Sau khi về nước, tôi tổ chức đám cưới với một người khác và hiện đã có thai với người đó. Vậy nếu sau này sinh con, tôi muốn con được mang họ của người chồng bây giờ tôi đang chung sống có được không và nếu được thì tôi cần làm gì?

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Đại Kim, với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, khi Tòa án chưa xử cho ly hôn và bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì chị và chồng chị vẫn là vợ chồng và vẫn được coi là đang trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy, việc chị chung sống với người đàn ông khác và có con với người đó là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật hình sự nghiêm cấm người đang có vợ hoặc có chồng lại chung sống với người khác như vợ chồng. Tùy theo tính chất và mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” và “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”. Như vậy, đối với trường hợp của chị, do chị chưa ly hôn với chồng nên con của chị được coi là con chung của 2 vợ chồng. Trường hợp người chồng hợp pháp không yêu cầu Tòa án xác định đứa bé không phải là con mình thì sau khi sinh ra, về mặt pháp lý, đứa bé được coi là con ruột của người chồng hợp pháp và khi đăng ký khai sinh, cháu phải mang họ của người này.
Vì vậy, để chứng minh đứa bé không phải con chung của 2 vợ chồng, trên cơ sở đó, đăng ký khai sinh cho cháu mang họ của người chồng bây giờ thì chị cần cung cấp chứng cứ chứng minh và yêu cầu Tòa án xác định đứa bé trong bụng chị là con riêng của chị (không phải con chung trong thời kỳ hôn nhân). 
Điều 11 Thông tư 15/2015 TT-BTP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

"1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. 

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng."

Trên cơ sở bản án/quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con, chị có thể làm thủ tục khai sinh cho con và tiến hành thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 43, Điều 44 Luật hộ tịch và Điều 11, Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Hotline - 0948 596 388 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

Mọi vấn đề vướng mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Luật Đại Kim để được giải đáp 

Trân trọng!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Đòi lại tiền mua hàng

Tôi có đưa tiền cho người quen để mua một loại gỗ nhưng khi lấy gỗ thì loại gỗ được giao không phải loại gỗ tôi cần lấy (ban đầu bên bán lấy mẫu cho tôi đúng loại tôi cần). Vậy tôi muốn lấy lại tiền (Đòi lại tiền mua hàng) thì tôi phải làm như thế nào, tôi có thể khởi kiện được không?


Hủy việc tặng cho

Bố tôi có làm hợp đồng cho tặng một mảnh đất. Hợp đồng đã ra công chứng tại UBND xã nhưng chưa sang tên. Nay ông muốn đòi lại không cho nữa(hủy việc tặng cho) có được không?


Chia tài sản đồng sở hữu

Mẹ tôi cùng với 2 dì tôi đang là đồng sở hữu 1 căn nhà. Mẹ tôi muốn bán căn nhà để lấy phần giá trị căn nhà của mình (chia tài sản đồng sở hữu), tuy nhiên 2 dì không đồng ý bán nhưng cũng không trả cho mẹ tôi phần giá trị căn nhà đó. Xin hỏi mẹ tôi phải làm gì để lấy được số tiền của mình?


Không thực hiện hợp đồng đúng thời hạn

Ông A và nhà máy in N ký hợp đồng dịch vụ in ấn tài liệu. Do nhầm lẫn về thời hạn hợp đồng nên nhà máy in N không hoàn thành công việc đúng thời hạn như thỏa thuận. Trong trường hợp này, ông A có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại không?


Quyền về lối đi

Nhà tôi ở phía sau nhà của hộ dân khác, đi nhờ trên đất hộ dân này, nay người ta không cho đi nữa thì pháp luật giải quyết như thế nào về quyền về lối đi?


Dịch vụ nổi bật