Giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế khi đã chuyển nhượng

Cập nhật | Số lượt đọc: 1346

Gửi Luật sư, gia đình tôi đang gặp phải vấn đề như sau cần luật sư tư vấn : Ông bà nội tôi có 03 người con trai: bác cả, bố tôi và chú út. Năm 1990, ông bà họp gia đình phân chia tài sản. Tài sản ông bà để lại gồm 1/ 4 gian nhà ngói và 3 gian bếp cho bố tôi và chú út (tài sản này trên cùng một mảnh đất), 2/3 gian nhà lá cho bác cả (tài sản này ở 1 mảnh đất khác)

Kể từ ngày phân chia tài sản xong, chú tôi không ở lại sinh sống cùng gia đình tôi và ông bà vì ông bà rất khó tính nên chú không muốn ở cùng, và chú đã đi làm ăn kinh tế nơi xa. Sau đó 1,2 năm, bố mẹ tôi thỏa thuận với chú sẽ lo tiền cho chú mua đất làm nhà ở tỉnh Q (gia đình  tôi ở tỉnh H). Ngày đó, bố mẹ tôi có cầm ra tỉnh Q cho chú 1 triệu đồng để mua đất, tại thời điểm đó tiền cũng có giá trị và với số tiền đó tạm ổn để chú mua đất. Vì anh em đã nói chuyện đồng ý và tin tưởng nhau nên khi đưa tiền bố tôi không làm biên bản bàn giao, bố tôi chỉ yêu cầu chú đưa lại tờ biên bản phân chia tài sản (hiện tại bố tôi đang cầm 2 bản gốc). Kể từ đó bố mẹ tôi sinh sống tại mảnh đất có 4 gian nhà ngói và 3 gian bếp cùng ông bà, hiện tại ông bà tôi đã qua đời hết. Chú tôi không sống tại đó 1 ngày nào, không có hộ khẩu tại đó. Bố mẹ tôi chịu trách nhiệm đóng thuế phí nhà đất liên quan cho toàn bộ mảnh đất này đến nay. Đến năm 1993, nhà nước kêu gọi kê khai tài sản làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bố mẹ tôi kê khai được UBND xã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (như file đính kèm, giấy chứng nhận này đã được thay đổi lần 2). Đến tháng 6/2016, bố mẹ tôi bán lại mảnh đất này cho tôi, trị giá hợp đồng chuyển nhượng là 140 triệu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên cho tôi. Hiện tại tôi muốn bán 1 phần mảnh đất này, nhưng chú tôi nghe tin nên làm đơn gửi UBND xã đòi lại mảnh đất này phải được chia cho chú. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này tôi, bố mẹ tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Giả sử nếu bố tôi bị thua kiện, thì giá trị bồi thường tính như thế nào? Căn cứ vào đâu để tính giá trị bồi thường? 
Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Dân sự năm 2015;

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

2. Luật sư tư vấn:

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Nội dung cơ bản của chế định thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế và phân định tài sản, quyền tài sản cho họ, giao cho họ nghĩa vụ tài sản.

Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó."

Trong trường hợp này, di chúc lập năm 1990 và bạn cũng không nêu thông tin gì về thời gian ông bà bạn mất nên chúng tôi sẽ xác định thời gian 30 năm đó từ năm 1990. Và đến hiện nay vẫn chưa hết thời hiệu khởi kiện đó nên chú bạn vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế mà ông bà bạn để lại. Theo di chúc, cả bố anh và chú đều là đồng thừa kế hàng thứ nhất đối với mảnh đất 1/ căn nhà lá và 3 gian bếp nên khi bố anh đi đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất đứng tên bố anh phải có sự đồng ý của chú anh. Việc bố anh tự ý đi đăng ký cấp GCN là trái pháp luật kéo theo hợp đồng mua bán mảnh đất đó giứa bố anh và anh bị vô hiệu. Trong trường hợp này thì GCNQSDĐ đó có thể bị hủy và chia di sản như bình thường cho cả bố anh và chú anh. Còn đối với 3/4 căn nhà lá không có si chúc của ông bà anh sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các đồng thừa kế là bác cả anh, bố anh và chú út. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc thanh toán, chi trả giá trị các phần thừa kế thì Tòa án sẽ tiến hành chia lại mảnh đất đó.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế khi đã chuyển nhượng . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Căn cứ để một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật

Thưa luật sư, xin hỏi trong các văn bản sau: 1. Pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội. 2. Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ quốc hội với đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc VN.


Quy định về thừa kế sau ly hôn mà chưa chia tài sản

Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Anh trai tôi mất năm 2015, để lại di sản là mảnh đất có diện tích 100m2; năm 1997 đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mang tên anh trai tôi. Anh trai tôi kết hôn năm 1995; năm 2006 hai vợ chồng ly hôn, không giải quyết tài sản đó trong quyết định ly hôn).


Vướng mắc về làm giấy khai sinh cho con

Chào luật sư. Cho đến năm 2011 tôi có chung sống với một người khác và có với nhau 01 đứa con trai sinh ngày 05/12/2012, đến nay cháu đã được 05 tuổi. Khi sinh ra mẹ tôi đã ra UBND phường Quang Trung để làm giấy khai sinh cho cháu theo diện con ngoài giá thú nhưng người ở bên tư pháp UBND phường Quang Trung không làm giấy khai sinh cho cháu mà bắt buộc tôi phải có đơn ly hôn.


Trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Em vừa hoàn thành chương trình đại học và bắt đầu đi làm cuối năm 2016. Gia đình em gồm mẹ, bà ngoại, ba mất từ lúc 3 tuổi (hộ khẩu chỉ có em và mẹ): - Mẹ: có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt, từ năm 2000 đến nay nhập viện 8, 9 lần (còn giấy nhập viện) cứ khoảng 1 năm là tái bệnh.


Cách xác định chế độ trợ cấp cho vợ liệt sỹ

Thưa luật sư, xin hỏi: Bác tôi quê ở nam định, đi công nhân hỏa tuyến ở quảng bình từ năm 1964 đến 1982. năm 1982, bác tôi ốm bệnh chết ở quảng bình. khi đó vợ bác tôi được 31 tuổi. các con của bác tôi đã được hưởng trợ cấp của bố theo chế độ bảo hiểm xã hội đến năm 18 tuổi. nếu có thì các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục là gì và cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ giấy tờ này? mong nhận được trả lời của luật sư. xin chân thành cảm ơn!


Dịch vụ nổi bật