Quy định về nghĩa vụ trả nợ khi vay lãi suất cao

Cập nhật | Số lượt đọc: 1676

Thưa luật sư, Mẹ tôi có nghe lời ngon ngọt của một người khách và mẹ em đứng ra quay tiền cho người khách đó (vay lãi nóng, lãi suất cao), nhưng giờ người khách đó không chịu trả, kéo dài nhiều năm. Bây giờ tổng tiền quay và tiền lãi khoảng 100 – 160 triệu. Xin hỏi quý luật sư, mẹ tôi và gia đình tôi có nên trình báo công an hay không? Người khách của mẹ có phạm tội gì không? Tôi xin cám ơn.

Luật sư tư vấn:

Thưa quý khách, Công ty Luật Đại Kim xin gửi tới quý khách lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Bộ luật dân sự 2005

Bộ luật dân sự năm 2015

- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

Bộ luật hình sự năm 2015 

- Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong “Phần thứ nhất” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự

Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm

2. Giải quyết vấn đề:  

Phân tích vấn đề: Đầu tiên, Quý khách cần xác định mẹ Quý khách là người đứng ra vay tiền hay là người bảo lãnh cho người đó vay tiền (Tạm gọi người đó là A) và khi thực hiện việc vay tài sản hai bên có thông qua hợp đồng hay văn bản không? hợp đồng hay văn bản đó có được công chứng hay chứng thực hay không?. Qua đó, việc xác định trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có thể đặt ra hai giả thiết sau:

2.1. Trường hợp 1: Mẹ Quý khách là người đứng ra vay tiền hộ A

A, Phân tích nội dung:

Trong trường hợp này sẽ có hai quan hệ pháp luật được hình thành, quan hệ thứ nhất là quan hệ vay tài sản giữa mẹ Quý khách và bên cho vay; quan hệ thứ hai là quan hệ vay tài sản giữa A với mẹ Quý khách.

Có thể thấy, vấn đề này liên quan trực tiếp đến mối quan hệ thứ hai, là quan hệ vay tài sản giữa A và mẹ Quý khách.

B, Bảo vệ quyền lợi khách hàng

Theo quy định tại Điều 471 BLDS 2005 thì việc vay tài sản được quy định như sau:

Điều  471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”.

Cùng với đó, Điều 401 BLDS cũng quy định về hình thức của hợp đồng như sau:

Điều  401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo đó, Hợp đồng vay tài sản cụ thể là hợp đồng vay tiền có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể.Và hình thức của hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Về nghĩa vụ trả nợ:

 Điều 474 BLDS 2005 cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Điều  474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, để đảm bảo thủ tục tố tụng mẹ Quý khách cần gặp trực tiếp A và thỏa thuận về việc trả nợ. Hai bên nên thành lập một văn bản ghi rõ thời hạn bên A sẽ trả nợ. Việc thỏa thuận bằng văn bản nên được thực hiện tại phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn để đảm bảo giá trị pháp lý. Căn cứ vào thời hạn đã thỏa thuận và thực tế, Mẹ Quý khách có thể bảo vệ quyền lợi thông qua các tình huống cụ thể sau:

-Tình huống thứ nhất: A không có hành vi trốn tránh việc trả nợ hoặc không có hành vi bỏ trốn khỏi nơi cư trú: Trong trường hợp này, mẹ Quý khách có thể khởi kiện đòi tài sản theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, việc khởi kiện vụ án dân sự cần đảm bảo điều kiện về thời hiệu khởi kiện  quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/HĐ-HĐTP  như sau:

“3. Đối với trQuý khách chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất), thì giải quyết như sau:

a) Đối với trQuý khách chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tương ứng đối với loại giao dịch đó”.

Như vậy, căn cứ Theo quy định tại Điều 427 BLDS thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng vay tài sản là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của mẹ Quý khách bị xâm phạm.

Quý khách cần chú ý về mức lãi suất vay:

 Quý khách cần xác định thêm là mức lãi suất mà mẹ Quý khách và A đã thỏa thuận, nếu mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố (Lãi suất cơ bản là 9%/năm) thì Tòa án sẽ tuyên vô hiệu đối với phần lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của ngân hàng và chỉ yêu cầu A trả nợ ở mức lãi suất tối đa theo quy định của pháp luật.

-Tình huống thứ hai: A có hành vi trốn tránh việc trả nợ hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó:

A, Phân tích nội dung

 Trường hợp này, Quý khách cần xác minh khi nhờ mẹ Quý khách vay tiền hộ, A có đưa ra những thông tin gian dối, trái sự thật để mẹ Quý khách tin tưởng vay tài sản hộ A hay không?

1.  Nếu trước khi nhờ mẹ Quý khách vay tiền, A đưa ra những thông tin sai trái, không đúng sự thật hoặc ngụy tạo một chứng cứ giả nào đó để mẹ Quý khách tin tưởng vay tiền hộ A, thì mẹ Quý khách có thể tố cáo A về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng dQuý khách nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

2.  Nếu trước khi nhờ mẹ Quý khách vay tiền mà A không dùng thủ đoạn gian dối hoặc đưa ra những thông tin sai sự thật nhằm để mẹ Quý khách tin tưởng. Nhưng sau khi có được số tài sản đó, A lại dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn không trả nợ (nhằm chiếm đoạt tài sản), thì mẹ Quý khách có thể tố cáo A về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

Điều  140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

 b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng dQuý khách nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

B, Bảo vệ quyền lợi khách hàng

Khi có căn cứ nêu trên về hành vi của A, Mẹ Quý khách có thể thực hiện tố cáo tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, Mẹ Quý khách viết đơn tố cáo và gửi đơn tố cáo kèm theo những chứng cứ liên quan tới cơ quan công an nơi xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi A đang cư trú. Nội dung đơn cần trình bày rõ về nội dung tố cáo và nhân thân của người tố cáo và người bị tố cáo. Thời hạn giải quyết đơn tố cáo theo quy định là không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn tố cáo.

Về việc vay nợ giữa mẹ Quý khách và người cho vay :

Quý khách cần lưu ý là quan hệ pháp luật thứ nhất giữa mẹ Quý khách và bên cho vay vẫn tồn tại và có giá trị pháp lý nếu các bên đưa ra được căn cứ. Trong quan hệ đó, mẹ Quý khách vẫn là chủ thể vay và phải thực hiện việc trả nợ theo quy định của pháp luật.

2.2. Trường hợp 2: Mẹ Quý khách bảo lãnh cho A vay tiền

Điều  361. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:

Điều  41. Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định, bao gồm các trường hợp sau đây:

1. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;

2. Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

3. Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;

4. Các căn cứ khác, nếu pháp luật có quy định.”

Bên cạnh đó, Điều 367 BLDS cũng quy định về quyền của bên bảo lãnh như sau:

Điều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong trường hợp mẹ Quý khách bảo lãnh cho A vay tiền thì mẹ Quý khách có nghĩa vụ trả nợ bên cho vay khi đến hạn trả nợ nếu A không thực hiện hoặc không thực hiện được. Sau đó, mẹ Quý khách có thể yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ đối với mình theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Đại Kim  

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Mức lãi vay ngoài từ 3.000 đến 5.000 đồng/1triệu/1 ngày có hợp pháp không ?

Thưa luật sư, Tôi có đứng ra vay cho 1 người bạn 20 triệu cách đây 2 năm. Người đó gửi tôi tiền lãi hàng tháng được 4 - 5 tháng rồi không trả lãi, không trả gốc. Lãi tôi vay ngoài là 3.000đ/ triệu/ ngày, giờ lãi lên 5.000đ/ triệu/ ngày. Ngày cho vay tôi không viết giấy nhưng có tin nhắn vay tiền làm bằng chứng.


Người nước ngoài không có bằng lái gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm thế nào ?

Thưa luật sư, Xin hỏi người nước ngoài đi xe mô tô không bằng lái gây tai nạn cho người đi bộ đang đi sang đường ở nơi đó không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Hiện tại người đi bộ kiểm tra thì bị tụ máu ở não khả năng là phải mổ.Vậy người nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm như thế nào với người bị tai nạn. Xin cám ơn!


Tư vấn bồi thường thiệt hại và trách nhiệm pháp lý khi đâm vào một cụ già đang chống gậy đi bộ trên lệ đường ?

Thưa luật sư, Anh trai tôi điều khiển xe mô tô trên đường đi bên phải theo đúng chiều đi của mình, đang đi anh phát hiện phía trước có 1 cụ già đang chống gậy đi bộ ngược chiều trên lề đường bên phải theo chiều đi của anh. khoảng cách lúc anh phát hiện ông cụ đó là 100m. đang đi thì anh bị con muỗi bay vào mắt, anh vừa lấy tay dụi mắt xong mở mắt ra thì xe đã đâm vào ông cụ rồi.


Thẩm quyền xóa tên Đảng viên

Em chào luật sư . Anh ( chị ) cho em hỏi. khi em chuyển hồ sơ đảng về địa phương sinh hoạt từ tháng 08/2015 mà địa phương ko nhận. hồ sơ để quá 3 tháng. khi hỏi lên thành ủy tphcm thì chỉ đạo về huyện Bình chánh . Huyen ủy bình chánh kêu em mang hồ sơ xuống roi ra quyết dinh xóa tên đảng viên. Em muốn hỏi em chưa la người thuoc tổ chức đảng ủy của bình chánh thì Bình chánh có quyền xóa tên em ko? em cảm ơn anh ( chị ) nhiều


Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Thưa luật sư! Hiện tại em đang học đại học ở nhật,visa e 4 năm,giờ e muốn bảo lãnh e gái e sang theo visa của e hiện có,điều đó có được không ạ,và nếu có thì hồ sơ cần những gì? Anh chị có thế tư vấn cho em được không? Mong được sự giúp đỡ của mọi người,em chân thành cảm ơn!


Dịch vụ nổi bật