Hướng dẫn xác định đất nằm trong diện quy hoạch

Cập nhật | Số lượt đọc: 2626

Thưa luật sư! Khoảng tháng 11 năm 2016, gia đình tôi có gom góp tiền để mua một mảnh đất xây nhà ở. Thủ tục đã xong, tôi đã nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (sổ hồng) với tên đại diện là tên của hai vợ chồng tôi và mảnh đất này cũng đã chuyển 100m2 đất trồng sang thổ cư.

(mảnh đất này tôi mua của một người làm trong văn phòng địa chính của thị trấn. Đến tháng 3/2017, chúng tôi đến phòng tài nguyên môi trường của huyện để xin giấy phép xây dựng nhà tại mảnh đất này, nhưng cán bộ ở đây đã thông báo với chúng tôi rằng đất này nằm trong diện quy hoạch tái định cư nên có khả năng bị thu hồi, nên nếu có cấp gpxd thì chỉ được tạm thời. Tôi rất hoang mang vì sau một thời gian tích góp tôi sắp phải đối diện nguy cơ mất trắng. Xin quý luật sư tư vấn giúp tôi trong trường hợp này, nếu đền bù thì nhà nước sẽ đền bù như thế nào và tại sao đất trong diện quy hoạch, nhà nước lại cung cấp sổ hồng và cho chuyển đất trồng sang thổ cư. Và làm sao biết chính xác quy hoạch đang thực hiện, đã thực hiện và quy hoạch treo vì tôi nghe nói (không chính xác) quy hoạch này từ 2010 và trong trường hợp này tôi phải làm sao ?

Cảm ơn quý luật sư và mong được hồi đáp (Hà trinh).

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Đất đai, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai 2013

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ

Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thương, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Luật nhà ở năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Đầu tiên, theo những gì bạn tường thuật lại thì bạn đang rất hoang mang vì sau một thời gian tích góp bạn sắp phải đối diện nguy cơ mất trắng. Vậy nhà nước sẽ đền bù cho bạn như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thương, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở như sau:

“Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;

b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

2. Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

3. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thi được Nhà nước bồi thường bằng tiền.

4. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.”. Theo đó trường hợp nhà bạn nằm trong dự án lấy đường của UBND xã, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn sẽ được hưởng bồi thường diện tích đất bị mất khi dự án lấy theo giá quy định của cơ quan địa chính ở địa phương. Giá trị đất được đền bù bằng giá diện tích đất bị thu hồi nhân với gía trị của 1m2 diện tích đất đó theo khung quy định.

Tiếp theo, tại sao đất trong diện quy hoạch, nhà nước lại cung cấp sổ hồng và cho chuyển đất trồng sang thổ cư.

Trên thực tế sổ đỏ, sổ hồng không phải là loại giấy tờ được pháp luật quy định mà đây chỉ là tên gọi do người dân dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy để tự đặt ra để nói cho ngắn gọn cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.

Cụ thể:

Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo Điều 9 Luật nhà ở năm 2014, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây:

Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
  2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
  2. Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
  3. Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Tuy nhiên, để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, hai loại Giấy chứng nhận nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất...

Như vậy, theo như các quy định vừa trích dẫn ở trên, sổ đỏ hay sổ hồng đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thực tế hiện nay vẫn đang lưu hành cả 3 loại giấy tờ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cả 3 đều có giá trị pháp lý như nhau. Vì vậy, nhà nước vẫn phải cung cấp ''sổ hồng'' cho bạn để từ giờ cho đến khi nhà nước giải tỏa, tái định cư... bạn vẫn là chủ sở hữu nhà ở đúng pháp luật, không tranh chấp.

Theo Điều 57 Luật đất đai năm 2013 quy định về Chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
 
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
 
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
 
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
 
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
 
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
 
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
 
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
 
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
 
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
 
Như vậy, trường hợp của bạn là chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp vẫn được cơ quan nhà nước chấp thuận.

Cuối cùng, làm sao biết chính xác quy hoạch đang thực hiện, đã thực hiện và quy hoạch treo vì tôi nghe nói (không chính xác) quy hoạch này từ 2010. Và trong trường hợp này tôi phải làm sao?

Thật ra, trong quy định của pháp luật thì không có đất gọi là quy hoạch có thời hạn và cả đất quy hoạch treo. Ở ngoài thực tế ta phân biệt 2 loại này như sau:

- Đất thuộc vùng quy hoạch: là đất đã được Nhà nước bố trí sắp xếp kế hoạch dài hạn. Có nghĩa quy hoạch tuy là định hướng, nhưng có liên quan tới kế hoạch, dù định hướng nhưng cũng phải có thời gian cố định. Có 2 loại: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.

- Đất thuộc quy hoạch treo là đất nằm trong những dự án đã được chủ đầu tư phát lệnh khởi động về thủ tục, hoặc đã động thổ, khởi công nhưng vì nguyên nhân nào đó mà dừng lại “treo” giữa chừng, không hẹn ngày kết thúc.

Đất thuộc quy hoạch treo chính là hệ quả của đất thuộc quy hoạch mà đã rất lâu không được thực hiện.

Căn cứ Điều 24 Luật đất đai 2013, cơ quan quản lý đất đai bao gồm: 

"Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai

1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.".

Nếu bạn muốn biết đất đó biết chính xác quy hoạch đang thực hiện hay đã thực hiện thì bạn có thể trực tiếp liên hệ cán bộ địa chính xã hoặc Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở tài nguyên môi trường cấp huyện hoặc Bộ tài nguyên và môi trường.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Hướng dẫn xác định đất nằm trong diện quy hoạch. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Đất khai hoang có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không ?

Thưa luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất khai hoang của ông bà để lại từ trước năm 1943. Gia đình đã nhiều lần viết đơn lên ubnd xã để làm giấy chứng nhận sử dụng đất nhưng không được giải quyết. Nay tôi đang xây dựng một ngôi nhà, đang làm dở thì bị ubnd xã ra ngăn cản không cho làm. Cho hỏi ubnd xã làm như vậy là đúng hay sai. Phần đất khai hoang của gia đình tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn.


Xác định phần ranh giới thửa đất thuộc diện đền bù

Thưa luật sư! Xin các anh tư vấn hộ cho các hộ gia đình ở khu tôi về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng của tỉnh Quảng Ninh như sau: hầu hết 46 hộ dân khu chúng tôi đang ở đều có chủ trương được cấp đất của hợp tác xã cho dân ở vào thời điểm cuối năm 1979 đầu năm 1980 ( không còn giấy tờ gì để chứng minh, vì nhà nước đã thu lại giấy để cấp giấy cnqsd đất năm 1992).


Cách xác định vị trí thửa đất để xin giấy phép xây dựng

Thưa luật sư! Họ định vị lô đất tôi từ vỉa hè lùi vào 3m (chỉ giới xd), nhưng họ lấy 2 mốc đầu theo 2 con đường, và đuổi về sau 16m cho 2 mốc phía sau. Nên đất tôi giờ xéo xẹo, ra hình bình hành chứ không còn hình chữ nhật. Tôi không đồng ý, vì đất tôi vuông vức.


Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đất ao

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhà tôi có một mảnh đất ao trên 500m2 trước khi ông nội tôi qua đời năm 2001 đã có chia mảnh đất này ra làm 3 cho bác cả 1 nửa còn bố tôi và chú út mỗi người 1/2 số còn lại ( không có di chúc để lại ) nhưng có nhiều mảnh đất còn lại trong quá trình tranh chấp đã thỏa thận đi tới phương án hòa giải như sau :


Biên bản họp gia đình về quyền sử dụng đất

Xin chào luật sư, cháu tên là H, hiện đang là sinh viên năm cuối tại HP. Cháu gửi mail cho luật sư mong luật sư giúp cháu và mẹ giải quyết các thắc mắc sau. Bố cháu mất vào năm 2013 và đã để di chúc lại cho mẹ toàn bộ quyền sử dụng đất đai cũng như tài sản (cụ thể là 4 lô đất, tổng diện tích 4 lô đất là 250m2 cùng các sản trên đó). Gia đình có mẹ và 3 con gái, cháu là út và trước đó còn hai chị lớn.


Dịch vụ nổi bật