Biên bản họp gia đình về quyền sử dụng đất

Cập nhật | Số lượt đọc: 2241

Xin chào luật sư, cháu tên là H, hiện đang là sinh viên năm cuối tại HP. Cháu gửi mail cho luật sư mong luật sư giúp cháu và mẹ giải quyết các thắc mắc sau. Bố cháu mất vào năm 2013 và đã để di chúc lại cho mẹ toàn bộ quyền sử dụng đất đai cũng như tài sản (cụ thể là 4 lô đất, tổng diện tích 4 lô đất là 250m2 cùng các sản trên đó). Gia đình có mẹ và 3 con gái, cháu là út và trước đó còn hai chị lớn.

Chị thứ nhất lấy chồng và ở cùng nhà với cháu và mẹ do anh rể từ quê ra thành phố lập nghiệp. Chị thứ hai cũng đã lập gia đình nhưng ở riêng với gia đình chồng. Vào hai tuần trước, anh rể thứ nhất của cháu – chồng chị cả cá độ bóng đá và họ báo nợ tới gia đình cháu là 1,5 tỉ đồng. Nhà cháu không có trách nhiệm và nghĩa vụ phải trả số nợ đó nhưng mẹ cháu vì thương chị và hai đứa con nên đã bàn bạc với cháu là sẽ bán một lô đất 55m2 cho anh chị giả nợ coi như trước sau gì cũng phải cho vì là của bố mẹ dành cho con cái. Cả gia đình cháu đồng ý để anh chị bán mảnh đất đó đi để giả nợ và đó coi như là phần của chị thứ nhất. Sau này, không được phép động đến bất kì một mảnh đất hay tài sản nào khác nữa. Xin nói thêm là chị thứ hai cháu mẹ không tin tưởng được vì chị cũng rất ham chơi. Giờ gia đình cháu, cụ thể là cháu và mẹ lo lắng rằng nếu như cứu anh rể thứ nhất một lần thì vẫn có thể có lần thứ hai, thứ ba. Và họ sẽ nhìn vào tài sản nhà cháu có để tiếp tục cá độ bóng đá. Tính mẹ cháu lại rất thương con và sống tình cảm nên chắc chắn nếu chuyện gì xảy ra với họ mẹ cháu cũng phải nhắm mắt bán đi tài sản đất đai do bố cháu để lại. Để dự phòng những tranh chấp về tài sản và quyền thừa kế, cháu và mẹ cũng đã nói chuyện với hai chị - họ đã đồng ý với đề nghị làm BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH. Trong đó khi rõ ba điều khoản sau:

- Chị cả thứ nhất và gia đình chị cả kể từ ngày lập biên bản không có quyền đòi hỏi hay yêu cầu mẹ cháu là bà H phân chia quyền sử dụng đất hay bất kì một tài sản nào của gia đình.

- Gia đình chị cả từ ngày 1.1.2017 yêu cầu chuyển ra ngoài ở, không được phép ở chung với ngôi nhà của bà H và người con gái thứ 3 đang sinh sống.

- Những điều khoản trên, yêu cầu tất cả mọi người trong gia đình thực hiện. Nếu như có sự thay đổi về hai điều khoản trên phải có sự thống nhất đồng bộ giữa bà H và cô con gái út ( H – là cháu)

Sau khi hoàn thành xong biên bản họp gia đình này, sẽ có chữ kí của tất cả các bên tham gia cũng như chữ kí của người làm chứng là hai bác họ cháu. Gia đình sẽ mang ra ủy ban nhân dân phường xin xác nhận công chứng ngay lập tức. Điều cháu thắc mắc là liệu mẹ và cháu có thể lập biên bản họp gia đình như vậy hay không và biên bản này sẽ có hiệu lực đúng với pháp luật trong việc phân chia tải sản mai sau của gia đình cháu, cụ thể là mẹ cháu không ạ. Cháu rất mong nhận được hồi đáp từ luật sớm nhất có thể. Chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều. Chúc luật sư sức khỏe và thành công.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  0948 596 388

 

Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Dân sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:

Giả sử tại thời điểm đó bố bạn mất đi để lại di chúc cho mẹ bạn mà không có bất kỳ một người thừa kế nào đó không phụ thuộc vào nội dung di chúc còn sống theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."

Thì theo quy định của Chương XI Bộ luật Dân sự năm 2015 mẹ bạn hoàn toàn có quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt phần tài sản đó mà không cần phải hỏi ý  kiến của bất kỳ ai. Ngoài ra, Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau: "Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản." và Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: "Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác." do đó, việc gia đình bạn lập biên bản họp gia đình với những nội dung:

"- Chị cả thứ nhất và gia đình chị cả kể từ ngày lập biên bản không có quyền đòi hỏi hay yêu cầu mẹ cháu là bà H phân chia quyền sử dụng đất hay bất kì một tài sản nào của gia đình. 

- Gia đình chị cả từ ngày 1.1.2017 yêu cầu chuyển ra ngoài ở, không được phép ở chung với ngôi nhà của bà H và người con gái thứ 3 đang sinh sống. 

- Những điều khoản trên, yêu cầu tất cả mọi người trong gia đình thực hiện. Nếu như có sự thay đổi về hai điều khoản trên phải có sự thống nhất đồng bộ giữa bà H và cô con gái út ( H – là cháu) " 

là đang hạn chế quyền của mẹ bạn đối với tài sản đó. 

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Biên bản họp gia đình về quyền sử dụng đất ?​. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Hiệu lực của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư viết tay

Thưa luật sư! Tôi có việc cần sự tư vấn của luật sư như sau: ngày 4/11/2002: mẹ tôi có mua một căn hộ chung cư tại bán đảo Linh Đàm của ông T. Hai bên làm giấy biên nhận viết tay, trong đó nói rõ bên bán đã nhận đủ tiền và bên mua có toàn quyền sử dụng căn hộ nhưng trước đó, ngày 10/9/2002 ông T đã mua lại căn hộ trên từ bà H, cũng là giấy viết tay, trong đó nói rõ bên bán đã nhận đủ tiền và bên mua có toàn quyền sử dụng căn hộ.


Hiệu lực của hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng

Chào luật sư, Em có thảm khảo thông tin trên internet về hộp thư tư vấn pháp luật của văn phòng luật sư hôm nay em có một vài số thắc mắc về luật đất đai và luật dân sự, mong quý luật sư dành ít thời gian đọc mail và tư vấn giúp em.


Quy định thu hồi đất phục vụ cho việc thiết kế đô thị

Chào anh chị quý cty tôi có thắc mắc trong văn bản nhờ anh chị giải đáp giúp. Theo đó, đối với công trình nhà ở riêng lẻ lấy hết thửa đất từ 1- 2 lớp nhà giáp với chỉ giới đường đỏ. 1-2 lớp nhà ở đây hiểu là lấy như thế nào.


Lưu ý khi mua đất rừng phòng hộ

Xin hỏi luật sư, tôi có mua 26ha đất rừng sản xuất của 1 gia đình khác xã (trong cùng huyện). Đã được ubnd huyện sang tên trích lục cho tôi ngày 09/03/2017. Ngày 12/03/2017 tôi làm đơn xin ubnd huyện cho tôi dọn dẹp lại rừng để trồng cây lâm nghiệp thì phòng nông nghiệp huyện thông báo cho tôi là thửa đất tôi mua đã quy hoạch thành rừng phòng hộ đầu nguồn theo quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025.


Giải quyết tranh chấp quyền sử dung đất khi chỉ có giấy tờ viết tay

Chào anh chị. Em muốn nhờ luật sư tư vấn cho em về việc như sau: gia đình em có một mảnh ruộng có diện tích 370m2. Trong 370m2 đất mà gia đình em đang sử dụng thì có 100m2 đất là của gia đình người khác không sử dụng nên đã viết đơn chuyển cho gia đinh em sử dụng (chỉ có người chồng viết đơn và ký tên). Gia đình em đã canh tác từ năm 1999 đến nay.


Dịch vụ nổi bật