Cách xác định vị trí thửa đất để xin giấy phép xây dựng

Cập nhật | Số lượt đọc: 3359

Thưa luật sư! Họ định vị lô đất tôi từ vỉa hè lùi vào 3m (chỉ giới xd), nhưng họ lấy 2 mốc đầu theo 2 con đường, và đuổi về sau 16m cho 2 mốc phía sau. Nên đất tôi giờ xéo xẹo, ra hình bình hành chứ không còn hình chữ nhật. Tôi không đồng ý, vì đất tôi vuông vức.

Tôi bảo họ chỉ được lấy 1 mốc bên phải hoặc bên trái theo một con đường, vì đất tôi chỉ một mặt tiền, bên phía nào mà khi tôi xây dựng không phạm 3m chỉ giới xd là được. Thì bên địa chính đồng ý. Nhưng khi lấy mốc đó, họ định vị theo phương ngang thì nhà tôi đủ 5,5m bề ngang, thì lô đất kế bên chỉ còn lại 5m không đủ 5,5m. Nên giờ họ ko chịu, bắt chúng tôi phải định vị lô đất xéo xẹo theo hình bình hành, để cho đủ bề ngang 5,5m. Như vậy thì lô đất của chúng tôi không giống trong sổ đỏ. Họ không chịu định vị. Vậy nên tôi kính nhờ ls tư vấn giúp tôi nên làm gì trong việc này.

Mong hồi âm sớm lại của quý ls. Chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội

 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;

Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;

Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quy định về bản đồ địa chính

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 20 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai:

"1. Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai.

2. Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

3. Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số.

4. Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau:

a) Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất theo Thông tư này để sử dụng;

b) Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng;

c) Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường."

Theo nội dung tại Điều 11 Thông 25/2014/TT – BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:

“1. Xác định ranh giới thửa đất

1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;

b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;

c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này;

2.2. Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.

2.3. Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.”

Xác định ranh giới sử dụng đất và đo đạc, lập bản đồ địa chính được thể hiện trong Thông tư 07/2015/TT-BTNMT như sau:

1. Việc đo đạc xác định ranh giới sử dụng đất thực hiện theo quy định sau:

a) Việc đo đạc xác định ranh giới bao gồm: đo đạc xác định tọa độ mốc ranh giới, điểm đặc trưng và điểm chi tiết khác trên đường ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp;

b) Đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính đáp ứng theo yêu cầu thì biên tập đường ranh giới từ bản đồ địa chính c theo quy định thì thực hiện đo đạc, chỉnh lý thửa đất khu vực biến động đó;

d) Việc xác định phương pháp đo và yêu cầu độ chính xác điểm mốc ranh giới được thực hiện theo yêu cầu như đối với điểm khống chế đo vẽ quy định.

đ) Việc xác định phương pháp đo và yêu cầu độ chính xác xác định vị trí điểm đặc trưng, điểm chi tiết khác không cắm mốc trên đường ranh giới thực hiện theo yêu cầu đối.

 Như vậy, khi tiến hành đo đạc thì trách nhiệm của cán bộ địa chính thực hiện phải phối hợp với các chủ thể như chủ sử dụng, phối hợp với người dẫn đạc, người quản lý khi đo đạc. Nếu có tranh chấp mà trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản.

Theo đó, về trình tự thủ tục đo đạc của cán bộ địa chính xã là chưa hợp lý. Bạn có thể làm đơn yêu cầu đo đạc cũng như xác định lại vị trí đất để đúng với phần đất gia điình bạn được cấp trong sổ đỏ. Nếu sau khi nộp đơn yêu cầu và giải quyết chưa thỏa đáng thì gia đình bạn có thể làm đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp gửi tới UBND cấp huyện.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Cách xác định vị trí thửa đất để xin giấy phép xây dựng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đất ao

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhà tôi có một mảnh đất ao trên 500m2 trước khi ông nội tôi qua đời năm 2001 đã có chia mảnh đất này ra làm 3 cho bác cả 1 nửa còn bố tôi và chú út mỗi người 1/2 số còn lại ( không có di chúc để lại ) nhưng có nhiều mảnh đất còn lại trong quá trình tranh chấp đã thỏa thận đi tới phương án hòa giải như sau :


Biên bản họp gia đình về quyền sử dụng đất

Xin chào luật sư, cháu tên là H, hiện đang là sinh viên năm cuối tại HP. Cháu gửi mail cho luật sư mong luật sư giúp cháu và mẹ giải quyết các thắc mắc sau. Bố cháu mất vào năm 2013 và đã để di chúc lại cho mẹ toàn bộ quyền sử dụng đất đai cũng như tài sản (cụ thể là 4 lô đất, tổng diện tích 4 lô đất là 250m2 cùng các sản trên đó). Gia đình có mẹ và 3 con gái, cháu là út và trước đó còn hai chị lớn.


Hiệu lực của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư viết tay

Thưa luật sư! Tôi có việc cần sự tư vấn của luật sư như sau: ngày 4/11/2002: mẹ tôi có mua một căn hộ chung cư tại bán đảo Linh Đàm của ông T. Hai bên làm giấy biên nhận viết tay, trong đó nói rõ bên bán đã nhận đủ tiền và bên mua có toàn quyền sử dụng căn hộ nhưng trước đó, ngày 10/9/2002 ông T đã mua lại căn hộ trên từ bà H, cũng là giấy viết tay, trong đó nói rõ bên bán đã nhận đủ tiền và bên mua có toàn quyền sử dụng căn hộ.


Hiệu lực của hợp đồng mua bán đất viết tay không công chứng

Chào luật sư, Em có thảm khảo thông tin trên internet về hộp thư tư vấn pháp luật của văn phòng luật sư hôm nay em có một vài số thắc mắc về luật đất đai và luật dân sự, mong quý luật sư dành ít thời gian đọc mail và tư vấn giúp em.


Quy định thu hồi đất phục vụ cho việc thiết kế đô thị

Chào anh chị quý cty tôi có thắc mắc trong văn bản nhờ anh chị giải đáp giúp. Theo đó, đối với công trình nhà ở riêng lẻ lấy hết thửa đất từ 1- 2 lớp nhà giáp với chỉ giới đường đỏ. 1-2 lớp nhà ở đây hiểu là lấy như thế nào.


Dịch vụ nổi bật