Phân chia đất ruộng không có di chúc

Cập nhật | Số lượt đọc: 2269

Thưa luật sư! Tôi sinh năm 1993, ở Bình Định.Tôi xin nhờ luật Đại Kim tư vấn về quyền sở hữu đất nông nghiệp và việc phân chia đất ruộng không có di chúc. Tôi được biết năm 1993 nhà nước có ban hành luật quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình.

Nhà tôi thời điểm trong sổ hộ khẩu có 4 người, trong đó gồm có bà nội tôi là chủ hộ, và còn có bố, mẹ tôi và tôi. Nhà tôi được ubnd xã cấp cho 4 sào ruộng. Bà nội tôi trước khi mất đã có nói bố mẹ tôi là sau này sẽ để lại cho tôi 1 sào. Tuy không có di chúc nhưng tôi được biết là theo điều 678 luật dân sự năm 1995 có mục a khoản 1 có quy định người thừa kế được hưởng tài sản mà không có di chúc để lại. Năm 2011, số đất ruộng đó đã được nhà nước để quy hoạch làm khu dân cư với giá đền bù là 80 triệu vnđ/ sào. Thời điểm đó, là tôi đã đủ 18 tuổi để được quyền thừa kế và đủ tuổi để để chịu những quy định về hành vi trước pháp luật. Nhưng tôi đã nói với bố mẹ tôi là giao lại quyền sở hữu đó cho tôi thì họ không đưa mà chiếm đoạt làm của riêng. Vậy giờ tôi làm khiếu nại ra sao để yêu cầu họ phải phân chia phần đất ruộng này cho tôi khi mà không có di chúc?

 Xin luật Đại Kim tư vấn giúp tôi và mong nhận được tư vấn hồi âm. .

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Dân sự 1995

2. Luật sư tư vấn:

Thời điểm bà nội bạn mất và việc chia di sản thừa kế được diễn ra khi bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực, vậy căn cứ vào bộ luật này, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc về việc chia di sản lúc đó như sau:

Điều 654 quy định về di chúc miệng như sau:

1- Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

2- Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.

Như vậy, việc bà nội bạn trước khi mất đã có nói bố mẹ bạn là sau này sẽ để lại cho bạn 1 sào có xảy ra ngay trước khi bà nội bạn qua đời trước ít nhất 2 người làm chứng hay không, nếu có thì việc đó có được ghi chép lại và được bà nội bạn ký tên hoặc điểm chỉ hay không? Chỉ khi thỏa mãn các điều kiện trên thì di chúc bằng miệng của bà nội bạn mới hợp pháp. Nếu không, việc chia đất ruộng không có di chúc sẽ được tiến hành theo quy định về chia thừa kế theo pháp luật.

Điều 679 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, thì bố của bạn mới là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hợp pháp. Do đó, bạn không có quyền thừa kế mảnh đất bạn đang muốn tranh chấp. Nếu bạn tiến hành khiếu nại thì cũng không có đủ căn cứ chứng minh phần đất đó thuộc về bạn và sẽ không được tòa án thụ lý..

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Phân chia đất ruộng không có di chúc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Từ khóa:


Có thể bạn quan tâm

Quy định về bồi thường đất nông nghiệp khai hoang

Em xin nhờ mọi người tư vấn giúp em ạ. Gia đình em có 1500m2 đất khai hoang từ năm 1998. Gia đình em có trồng lúa đến năm 2001 thì phần đất đấy bị nhiễm mặn nên không thể canh tác được nữa. Sau đó nhà em đã cải tạo lại 500m2 để trồng na, và 1000m2 còn lại nhà em trồng cói thu hoạch tự nhiên.


Hướng dẫn xác định ranh giới với thửa đất liền kề

Thưa luật sư, xin hỏi: Năm 4/2003, chúng tôi bán một phần mảnh đất (phía bên phải) cho anh : Nguyễn Đức Can với chiều rộng mặt đường là (5,1m) với diện tích 178m2 ; anh Can đã làm thủ tục sổ đỏ do UBND huyện Kim Động cấp. Cuối 2003, chúng tôi đã xây nhà trên một phần đất còn lại.


Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất đai

Thưa luật sư! Hiện tại tôi có vấn đề về mua bán đất đai như sau: cách đây 15 năm, gia đình tôi mua 1 mảnh đất 7 x 50m kế sát đất nhà tôi nhưng chưa đưa vào sổ đỏ. 3 năm sau gia đình tôi có bán lại 1 phần đất 5 x 10m và bên mua đã thanh toán giá trị phần đất đó là 10 triệu.


Lối đi chung bị UBND cấp huyện thu hồi để bán

Kính chào luật sư. Tôi là C, trú tại Đăk Lăk. Tôi có một nội dung thắc mắc về đất đai như sau, kính mong luật sư tư vấn: Mặt trước nhà tôi quay về hướng nam ở chính diện với quốc lộ 26 (đoạn đi qua thị trấn eakar, huyện eakar, tỉnh đak lak); phía đông giáp lối đi có chiều rộng 1,8 mét, dài 27 mét (bên kia lối đi là nhà hàng xóm cũng đang sử dụng lối đi này); phía tây giáp nhà dân; đằng sau nhà là phía bắc giáp với một thửa đất khác đang trồng cây ...Nhưng hiện nay lối đi chung này bị UBND cấp huyện thu hồi để bán


Quy định về quyền thừa kế đất đai

Trước năm 1975 ông bà nội tôi có một miếng đất và ba tôi sống với ông bà nội. Sau năm 1975 ba tôi đã đi làm ăn xa và ít khi liên lạc. Rồi dần mất liên lạc nên khi ông bà tôi mất ba tôi cũng không biết nên đã không về chịu tang. Sau khi ông ba mất thì miếng đất do bà cô thứ sáu ở và sử dụng. Theo tôi biết thì bác hai và bác ba tôi là trai nên đã ra ở riêng, nội tôi chỉ còn cô sáu cô bảy và ba tôi là út.


Dịch vụ nổi bật