Trổ cửa ra lối đi chung có được không ?

Cập nhật | Số lượt đọc: 2374

Xin chào luật sư luật Đại Kim!!! Nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ. Hiện tại nhà em đang ở muốn trổ cửa sau ra hẻm đường là lối đi chung nhưng bị nhà hàng xóm sau nhà ngăn cản không cho mở cửa

Luật sư cho em hỏi việc nhà em mở cửa thoát hiểm ra lối đi chung có vi phạm pháp luật không ạ? Và cần xin thủ tục cấp phép tại cơ quan nào ở phường hay quận ạ. Mong nhận được tư vấn từ luật sư ạ. Xin cám ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến, gọi:  0948 596 388

 

Luật Đại Kim tư vấn pháp luật đất đai gọi: 0948 596 388

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật dân sự 2015

II. Luật sư tư vấn:

Điều 175 và Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

...

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

Như vậy, có thể thấy rằng trong ranh giới đất nhà bạn, bạn hoàn toàn có quyền sử dụng. Đối với việc bạn có nhu cầu mở cửa đi ra lối đi chung chỉ được thực hiện khi công trình của bạn bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn có nói rằng gia đình bạn muốn mở cửa sau như vậy chúng tôi có thể hiểu gia đình bạn đã có 1 lối đi, 1 cửa chính rồi do đó việc gia đình bạn mở cửa sau sẽ khá là khó.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Trổ cửa ra lối đi chung có được không ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn thủ tục và quy trình khởi kiện vụ án hành chính ?

Thưa luật sư, Tôi có đơn đề nghị TAND tối cao (sau được chuyển đến Tòa cấp cao Hà Nội) đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hành chính phúc thẩm của TAND tỉnh Phú Thọ xử việc tôi kiện UBND Huyện Cẩm Khê thu hồi đất ở của gia đình mình dựa trên những tài liệu giả mạo có tính lừa đảo và ban hành quyết định thu hồi đất trái thẩm quyền.


Khu đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất có được phép xây dựng công trình?

Thưa luật sư Nay tôi có 2 thửa đất đều nằm trong quy hoạch khu công nghiệp Tân Thành. Khi gom đủ tài chính xây dựng nhà ở thì được biết đất thuộc dự án quy hoạch treo đến năm 2030 và không được phép xây dựng hoặc nếu xây dựng sẽ không được đền bù mặc dù trên đất có 300m thổ cư.


Tư vấn sang tên nhà ở khi nhận thừa kế từ người đã mất

Hỏi: Ba tôi được thừa kế nhà và đất với diện tích khoảng 700 m2 (có di chúc do ông nội để lại được xác nhận tại UBND địa phương, có sự đồng ý của cô chú) làm hồ sơ và đã được cấp sổ đỏ do ba đứng tên nhưng khi làm sổ hồng chỉ được cấp là người đại diện thừa kế. Hiện nay, ông bà nội và người chị thứ 2 của ba cũng đã chết.


Hỏi về thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế đối với bất động sản

Ông bà ngoại tôi có 5 người con, 1 người mất liên lạc từ năm 1979, mẹ tôi mất năm 1987, ông mất năm 1994, cậu mất năm 1995 nhưng chưa lập gia đình, hiện còn bác và dì. Bác tôi được ông bà cho 1000m2 đất ngay cạnh. Tôi ở với bà ngoại từ năm 1987 và khi tôi lớn thì chăm sóc bà. Năm 2011, bà tôi mất để lại mảnh đất 1000m2 chưa có sổ đỏ chỉ có bản đồ địa chính mang tên bà nhưng không có di chúc.


Dịch vụ nổi bật