Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Cập nhật | Số lượt đọc: 1454

Tôi để xe trước cửa nhà kẻ gian đã bẻ khoá lấy cắp. Sau một tháng sau thì chúng tôi phát hiện một người trong hiệu bảo dưỡng sửa chữa xe máy đang sử dụng xe máy của gia đình tôi. Chúng tôi tìm hiểu thì được biết hiệu bảo dưỡng đó chuyên tiêu thụ tài sản của kẻ gian với giá rẻ. Vậy theo quy định của pháp luật việc tiêu thụ đó có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không ạ.

Đối với vấn đề bạn hỏi Công ty Luật Đại Kim xin được trả lời như sau:

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì:

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

        Trên cơ sở quy định pháp luật cũng như trên nhưng thông tin mà bạn cung cấp thì xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu(đăng ký xe máy chứng minh xe máy của ai.) nên người trong hiệu bảo dưỡng sẽ biết chính xác người đem chiếc xe máy đến bán cho mình là chủ sở hữu của chiếc xe hay không ? Do đó, người trong hiệu bảo dưỡng xe đó biết rằng xe đó là tài sản do trộm cắp mà có và dù không hứa hẹn trước nhưng do ham rẻ mà mua.

         Như vậy, người trong hiệu bảo dưỡng xe máy có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố còn lại như về năng lực chịu trách nhiệm hình sự(từ đủ 16 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình….).

        Trên đây là bài tư vấn Công ty Luât Đại Kim dựa trên cơ sở quy định của pháp luật cũng như thông tin mà bạn cung cấp, nếu có vấn đề gì thắc mắc xin liên hệ hotline: 0948 596 388 để được giải đáp những thắc mắc mà bạn quan tâm.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Mua bán người làm nạn nhân chết

Người bị hại bị lừa bán sang Trung Quốc trên đường bị “vận chuyển” trên đất Trung Quốc, người bị hại mới biết bị lừa bán và họ nhảy xuống đường khi xe đang chạy, hậu quả là người bị hại bị chết ? Toà án xử theo khoản tội mua bán người ? Bi xử phạt bao nhiêu năm tù ?


Mua bán người ở tỉnh Hà giang

Trong một số vụ án về mua bán người xảy ra tại tỉnh Hà Giang, bị cáo có hành vi dùng vũ lực bắt cóc phụ nữ đem sang Trung Quốc bán. Toà án tỉnh Hà Giang chỉ xét xử được về tội mua bán người, còn hành vi dùng vũ lực bắt cóc người thì không xử lý được. Hành vi đó có cấu thành tội bắt cóc người để chiếm đoạt tài sản không?


Gian dối trong việc đưa người đi xuất khẩu lao động

Bị cáo có hành vi gian dối, lừa người đi xuất khẩu lao động nhưng không thực hiện hành vi đưa họ đi lao động xuất khẩu. Người lao động đòi lại tiền đã nộp nhưng không được. Hành vi đó có coi là Gian dối trong việc đưa người đi xuất khẩu lao động? Hành vi đó có thể bị xử lý như thế nào?


Người bị hại ở nước ngoài có xét xử vắng mặt được không. ?

Trong một số vụ án mua bán người, khi xét xử người bị hại đang ở nước ngoài hoặc không rõ họ đang ở đâu. Toà án có thể xét xử vắng mặt họ được không?


Vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Trường hợp những đứa trẻ bị bán và bị bóc lột sức về sức lao động, vậy người mua mà sử dụng trẻ em làm “công cụ” lao động thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em” không.?


Dịch vụ nổi bật