Gian dối trong việc đưa người đi xuất khẩu lao động

Cập nhật | Số lượt đọc: 1440

Bị cáo có hành vi gian dối, lừa người đi xuất khẩu lao động nhưng không thực hiện hành vi đưa họ đi lao động xuất khẩu. Người lao động đòi lại tiền đã nộp nhưng không được. Hành vi đó có coi là Gian dối trong việc đưa người đi xuất khẩu lao động? Hành vi đó có thể bị xử lý như thế nào?

Đối với vấn đề bạn hỏi Công ty Luật Đại Kim xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, hành vi gian dối, lừa dối người khác về việc đưa họ đi xuất khẩu lao động để họ tin là việc đi xuất khẩu lao động là có thật với mục đích là để họ nộp một khoản tiền, thì người này có thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.(Cấu thành đầy đủ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: năng lực trách nhiệm hình sự, lỗi….)

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Đại Kim dựa trên những thông tin mà bạn đã cung cấp cũng như trên cơ sở pháp Luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email - tuvanluat@luatdaikim.com hoặc gọi điện đến Hotline:  0948 596 388 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Người bị hại ở nước ngoài có xét xử vắng mặt được không. ?

Trong một số vụ án mua bán người, khi xét xử người bị hại đang ở nước ngoài hoặc không rõ họ đang ở đâu. Toà án có thể xét xử vắng mặt họ được không?


Vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em.

Trường hợp những đứa trẻ bị bán và bị bóc lột sức về sức lao động, vậy người mua mà sử dụng trẻ em làm “công cụ” lao động thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em” không.?


Nạn nhân bị bán mất tích được coi là tình tiết tăng nặng không?

Trường hợp nạn nhân bị bán, không trở về được và coi như đã mất tích. Trường hợp này có coi là tình tiết tăng nặng.?


Phòng vệ chính đáng ở nước ngoài?

Ba phụ nữ bị lừa bán sang Pò Chài Trung Quốc. Do bị chủ đánh đập nhiều lần, bắt làm gái mại dâm. Trong một lần bị chủ đánh đập dã man, ba phụ nữ này đã đánh lại làm chủ bị ngất. Công an Trung Quốc bắt giữ ba người này và trao trả Việt Nam. Hành vi của những người này có được coi là Phòng vệ chínhd đáng ở nước ngoài hay không?


Chỉ định luật sư bào chữa cho người dưới 18 tuổi phạm tội

Bị cáo phạm tội khi chưa thành niên, khi xét xử thì đã thành niên. Toà án có phải triệu tập người đại diện hợp pháp và chỉ định Luật sư cho bị cáo không?


Dịch vụ nổi bật