Miễn hình phạt

Cập nhật | Số lượt đọc: 1398
Xin Luật sư cho biết, pháp luật quy định những trường hợp nào thì được miễn hình phạt?

Đối với vấn đề bạn hỏi Công ty Luật Đại Kim xin được trả lời như sau:

          Thứ nhất, Miễn hình phạt với thể nhận được quy định tại điều 59,54 BLHS năm 2015 quy định như sau:

Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.”

Khoản 1,2 điều 54 BLHS năm 2015 quy định như sau:

"1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

  2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt        buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”

        Như vậy, đề một thể nhận(một người) được miễn hình phạt phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản điều 1 điều 51 BLHS năm 2015 và đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

         Thứ hai, Miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại được quy định cụ thể tại Điều 88 BLHS năm 2015 như sau:

“Điều 88. Miễn hình phạt

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”.

         Như vậy, ta thấy để một pháp nhân thương mại có thể được miễn hình phạt thì pháp nhân đó phải khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

       Trên đây là bài tư vấn Công ty Luât Đại Kim dựa trên cơ sở quy định của pháp luật cũng như thông tin mà bạn cung cấp, nếu có vấn đề gì thắc mắc xin liên hệ hotline: 0948 596 388 để được giải đáp những thắc mắc mà bạn quan tâm.

Trân trọng. !

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Thời hạn xóa án tích

Cách đây 12 năm tôi bị Tòa án xử phạt 10 năm tù giam về các tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và sản xuất buôn bán hàng giả. Trong quá trình ở trại giam, tôi cải tạo tốt nên đã được giảm án và trở về địa phương hồi tháng 4-2014. Nay tôi muốn xin đi làm nhưng đơn vị nào nhận được đơn xin việc cũng yêu cầu tôi phải có giấy xác nhận đã được xóa án. Tôi muốn biết trường hợp của tôi đã đủ điều kiện để xóa án hay chưa, nếu chưa, cần những thủ tục gì để có thể xóa án ?


Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Tôi để xe trước cửa nhà kẻ gian đã bẻ khoá lấy cắp. Sau một tháng sau thì chúng tôi phát hiện một người trong hiệu bảo dưỡng sửa chữa xe máy đang sử dụng xe máy của gia đình tôi. Chúng tôi tìm hiểu thì được biết hiệu bảo dưỡng đó chuyên tiêu thụ tài sản của kẻ gian với giá rẻ. Vậy theo quy định của pháp luật việc tiêu thụ đó có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không ạ.


Mua bán người làm nạn nhân chết

Người bị hại bị lừa bán sang Trung Quốc trên đường bị “vận chuyển” trên đất Trung Quốc, người bị hại mới biết bị lừa bán và họ nhảy xuống đường khi xe đang chạy, hậu quả là người bị hại bị chết ? Toà án xử theo khoản tội mua bán người ? Bi xử phạt bao nhiêu năm tù ?


Mua bán người ở tỉnh Hà giang

Trong một số vụ án về mua bán người xảy ra tại tỉnh Hà Giang, bị cáo có hành vi dùng vũ lực bắt cóc phụ nữ đem sang Trung Quốc bán. Toà án tỉnh Hà Giang chỉ xét xử được về tội mua bán người, còn hành vi dùng vũ lực bắt cóc người thì không xử lý được. Hành vi đó có cấu thành tội bắt cóc người để chiếm đoạt tài sản không?


Gian dối trong việc đưa người đi xuất khẩu lao động

Bị cáo có hành vi gian dối, lừa người đi xuất khẩu lao động nhưng không thực hiện hành vi đưa họ đi lao động xuất khẩu. Người lao động đòi lại tiền đã nộp nhưng không được. Hành vi đó có coi là Gian dối trong việc đưa người đi xuất khẩu lao động? Hành vi đó có thể bị xử lý như thế nào?


Dịch vụ nổi bật