Kiểm soát giờ giấc, thu nhập, ngăn cấm quan hệ giao lưu với bạn bè có phải là bạo lực gia đình không?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1649

Xin chào công ty Luật Đại Kim. Tôi tên là H, năm nay tôi 31 tuổi và kết hôn năm 25 tuổi. Chúng tôi có 2 người con, một trai, một gái. Thật không may cho tôi khi cưới phải một người chồng đa nghi, sự việc sẽ không quá căng thẳng khi mà thời gian gần đây anh ấy thường xuyên tra khảo, hỏi han một cách chi tiết một ngày tôi đi làm xảy ra những việc gì và tôi làm gì khi việc đó xảy ra.

Hơn nữa, anh ấy bắt tôi phải đưa hết số tiền lương, tiền thưởng, rồi không cho phép giao lưu với bạn bè. Kể cả việc tôi đi xe máy, anh ấy cũng ghi lại số công-tơ và tra khảo khi công-tơ nhiều hơn một số. Thưa quý Công ty, tôi đã bắt đầu cảm thấy không còn chịu được cảnh này nữa, những việc làm của chồng tôi có vi phạm pháp luật về hôn nhân không? có quy định xử phạt hành chính cụ thể nào để giúp chồng tôi biết là anh ấy đã vi phạm không?

Xin cảm ơn công ty.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hôn nhân của Công ty luật Đại Kim

>> Luật sư tư vấn luật phòng chống bạo lực gia đình, gọi:   0948 596 388

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

- Luật, phòng chống bạo lực gia đình 2007

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (khoản 2 điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007)

Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007

"Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở."

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc chồng bạn kiểm soát giờ giấc, thu nhập của bạn được coi là một trong những hành vi bạo lực gia đình bởi đã gây ra tổn hại về tinh thần và sức khỏe của bạn (quy định chi tiết tại điểm h khoản 1 điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007). 

Căn cứ theo điều 49 đến điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về các hành vi bạo lực gia đình:

"Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Cũng tại điều Điều 50 của nghị định số 167/2013/NĐ-CP di định chi tiết về các hành vi ngược đãi tin thần cụ thể:

Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình được quy địn chi tiết tại điều 51 của nghị định này với mức phạt tương ứng, cụ thể như:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;

b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.

Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

Điều 56. Hành vi bạo lực về kinh tế

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

b) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

c) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ."

Cụ thể, trong trường hợp của bạn, Chồng bạn sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đền 1.000.000 đồng đối với hành vi thuộc điểm a khoản 2 điều 56 Nghị định này.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Kiểm soát giờ giấc, thu nhập, ngăn cấm quan hệ giao lưu với bạn bè có phải là bạo lực gia đình không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  0948 596 388  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Đại Kim

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Vợ có đi ly hôn được không khi chồng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ?

Chào luật sư công ty luật Đại Kim. Em đang cần được tư vấn về vấn đề ly hôn đơn phương, rất mong được luật sư tư vấn giúp em. Em năm nay 29 tuổi, chồng em 28 tuổi. Em ở Quảng Nam, chồng em ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Năm 2010, em và chồng em có đăng kí kết hôn ở Càng Long, Trà Vinh.


Chia tài sản khi ly hôn liên quan đến vay ngân hàng ?

Xin chào luật sư, hiện tại tôi và vợ tôi đang trong quá trình ly thân được 2 năm và chuẩn bị ly hôn do mâu thuẩn gia đình nên không thể hàn gắn và chung sống với nhau được.


Việc ly hôn và chia tài sản chung khi chồng hăm dọa giết gia đình vợ ?

Kính chào công ty luật Đại Kim!!! Tôi muốn nhờ công ty tư vấn giúp tôi nếu ly hôn thì tài sản sẽ phân chia như thế nào ? Tôi kết hôn từ năm 1989, chồng tôi ở rể tại gia đình tôi. Khi về ở rể chồng tôi không có tài sản gì, vì bố mẹ tôi không có con trai nên vợ chồng tôi về ở cùng.


Giải quyết yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung

Kính thưa luật sư. Con có một người bạn tên là T, kết hôn với vợ năm 2015, hiện tại vợ T mới sinh em bé được 3 tháng. Lúc vợ T đang mang thai, bên nhà mẹ vợ nói với bên nhà T là khi vợ T sinh em bé thì cho về bên nhà mẹ ruột ở, đến đầy tháng thì về nhà T ở, nhà T đồng ý.


Thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn

Chào luật sư, em đã nộp đơn ra tòa (đơn thuận tình) và tòa án đã gọi ra làm việc một lần. Tuy nhiên, chồng lại không ra làm việc ở tòa lần 1. Tòa án có hẹn sẽ thông báo và gọi làm việc vào ngày khác.


Dịch vụ nổi bật