Quy định về giành quyền nuôi con

Cập nhật | Số lượt đọc: 1242

Chào luật sư! Lời đầu tiên kính chúc luật sư năm mới vạn sự như ý! Em năm nay 30 tuổi, đã từng đỗ vỡ hôn nhân sau 3 tháng kết hôn. Thời gian sau em có thương lại 1 người đàn ông học chung lớp đại học liên thông, thương nhau thật lòng, và có ý định đến hôn nhân với nhau, người đàn ông chồng em bây giờ tên là H, 37 tuổi, anh H biết được mọi chuyện của em là đã từng kết hôn.

Nhưng gia đình anh người Bắc khi biết chuyện thì không cho đến với nhau, em chia tay anh H và bỏ ngang việc học lên SG xin việc. Anh H còn thương nên gọi em quay về. Rồi 2 đứa dắt nhau thuê phòng trên PN ở, vẫn tìm cách thuyết phục, giải thích nhưng gia đình chưa đồng ý. Rồi dính bầu bé đầu, ông bà vẫn không nhìn và cho rằng em bùa mê thuốc lú anh H nên hận thù em, đòi tìm giết em, lúc em mang bầu thì gay gắt quá nên em và anh H lại chia tay và em ra đi, em bụng to bỏ đi về quê xin ba mẹ em giúp đỡ sinh con, em 1 mình chịu tất cả tai tiếng và sinh con trong đau khổ, do anh H làm nhà nước, cơ quan anh H áp lực về mặt đạo đức nên 1 tháng sau thì anh H chạy ra nhìn con bé và đăng ký kết hôn với em để làm khai sinh cho con.

Xong rồi xin ba mẹ em dắt mẹ con em vào PT, nói là sẽ tìm cách thuyết phục. Rồi lại quay vào lại, ba mẹ anh H xây nhà cho ảnh trên HV và 2 người thay nhau canh ảnh không cho ảnh về với em và con nữa. Trước đây em xác nhận là anh H rất thương em và con nhưng từ khi vào cha mẹ xây nhà cho ảnh, ảnh thay đổi là không về với mẹ con em, em hay con đau ốm ảnh cũng không về, bỏ 2 mẹ con 1 mình, 1 tháng tụi em mới gặp 1 lần, và thật trớ trêu em có dùng biện pháp tránh thai nhưng em vẫn bị dính bầu lần 2, khi đã 8 tuần em phát hiện và báo với anh H thì ảnh bắt em đi bỏ thai, và nhanh chóng ép em ly hôn, là 1 người mẹ em không thể bỏ con nên em giữ lại cái thai, anh H và em có nộp đơn tại toà án HTN ngay lúc đó, nhưng thời gian cận Tết nên em đã rút đơn sau đó và về quê.

Mẹ con em lần 2 mang bụng bầu, con nhỏ về quê trong sự khủng hoảng tinh thần cho cả em gia đình. Đến hôm nay bé đầu đã 22 tháng tuổi và em đang mang thai bé hai 16 tuần. Anh H nói thà bỏ vợ con chứ không làm mẹ buồn và quyết định bỏ mẹ con em và muốn ly hôn và có ý định giành bé đầu về cho mẹ ảnh nuôi. Em thật sự muốn có 1 gia đình trọn vẹn luật sư ơi, em không hiểu sao cuộc sống vùi dập em thế này. Em sai rất nhiều vì không biết thân phận mình nhưng giờ em muốn cứu các con của em thì em phải làm sao. Luật sư xem em như em mình mà tìm cách cứu giúp cuộc đời em và các con của con được không. Em không muốn giao con cho 1 gia đình không có đạo đức. Em muốn ở vậy và nuôi cả 2 đứa nên người. Em nhờ luật sư tư vấn giúp em, em phải ly hôn thời điểm nào thì có lợi cho em.

Nếu chứng minh kinh tế em thua anh ta thì khả năng anh H giành quyền nuôi bé cao không? Nếu em không ly hôn bây giờ thì bao lâu anh H mới được làm đơn ly hôn em? Và lúc đó e có giành quyền nuôi con được không? Em không muốn giao con vì: em đau đớn, tủi nhục lo cho con từ khi mang bầu, đến nuôi nấng, đều 1 mình em, giờ con khôn lớn đã biết nói chuyện cho mẹ vui thì em lại bất an mất con, nếu ly hôn trong hoàn cảnh khác thì em không sợ khi giao con nhưng trước giờ gia đình anh H chưa 1 lần chấp nhận và nhìn nhận dâu, cháu. Dù họ có giàu có cỡ nào nhưng con em sẽ không có cuộc sống về tinh thần tốt. Vả lại gia đình đó có ngừoi con út tù tội mới ra, giờ nghiện ma tuý, ngáo đá.

Em xin luật sư tư vấn giúp em, Xin anh/chị giúp đỡ.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Kim. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định của Pháp luật thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, với trường hợp của bạn nêu ra thì bạn đang mang thai cháu thứ hai, vậy nên căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì chồng bạn không có quyền yêu cầu ly hôn khi bạn đang trong thời kì mang thai.

Tại các Điều 55, 56 có quy định chi tiết về vấn đề thuận tình ly hôn (cả vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn); ly hôn theo yêu cầu một bên (vợ hoặc chồng yêu cầu) như sau:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Sau khi ly hôn thì việc trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sau khi ly hôn vợ chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Bên cạnh đó, để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho đứa trẻ thì Luật có quy định tại khoản 3 Điều 81 nêu trên: Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận. Thông thường Tòa sẽ căn cứ vào những yếu tố sau:

 -Yếu tố vật chất: bao gồm khả năng kinh tế, điều kiện vật chất, ăn ở, sinh hoạt... của cha mẹ.

- Yếu tố về tinh thần: bao gồm thời gian chăm sóc, đời sống tinh thần... mà cha mẹ dành cho con.
 
- Nguyện vọng của đứa trẻ (chỉ áp dụng khi con 7 tuổi trở lên).
Như vậy bạn có thể thấy có nhiều yếu tố quyết định đến quyền nuôi con của bạn và của chồng. Nhiệm vụ của bạn là phải chứng minh được trước tòa án rằng mình có đủ điều kiện để chăm lo cho con tốt nhất có thể.

Trên đây là tư vấn của Luật Đại Kim về Quy định về giành quyền nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số0948 596 388 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân và gia đình - Công ty luật Đại Kim.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Nghĩa vụ trả nợ riêng khi ly hôn

Kính chào luật sư ạ. Em ở thành phố Huế, hôm nay em gửi mail này xin nhờ luật sư tư vấn về trường hợp của mình. Em lấy chồng từ tháng 01/2014, tuy nhiên chồng em thường xuyên cờ bạc rượu chè, sau nhiều lần khuyên răn mà vẫn không thay đồi nên em muốn ly hôn, nhưng vẫn còn một số điểm chưa rõ, xin nhờ luật sư tư vấn giúp ạ.


Giải quyết ly hôn, phân chia tài sản và con cái

Chào luật sư tôi muốn hỏi một vài điều mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi và chồng tôi kết hôn nay đã được 14 năm, có với nhau hai con, bé lớn 13 tuổi, cháu nhỏ 6 tuổi ( bị dị tật bẩm sinh đến nay vẫn chưa đi được), từ ngày lấy nhau và sinh hai con, chồng tôi lo việc xây dựng nhà cửa còn tôi lo chăm con ăn uống trong nhà (tiền lương mỗi đứa lo một khoản). Thời gian 2 năm đầu sinh cháu bé do cháu bị bệnh phải chạy chữa thường xuyên khắp các bệnh ...


Giải đáp các vấn đề khi gửi đơn xin ly hôn đơn phương ?

Thưa luật sư, Em lấy chồng được 4 tháng, đăng kí kết hôn tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Vì nhiều lý do nên cuộc sống vợ chồng không được hạnh phúc, giờ em muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý. Hiện tại em đang làm việc và ở trọ tại quận Bình Tân - TP.HCM còn chồng em không có địa chỉ thường trú cố định. Hai vợ chồng em không có tài sản và không có con chung.


Thẩm quyền giải quyết ly hôn khi vợ chồng cư trú tại nhiều nơi

Chào luật sư Đại Kim. Luật sư cho tôi hỏi ạ: vợ chồng tôi ly thân hơn 2 năm rồi, mà giờ tôi muốn ly hôn. Cụ thể là hiện tại tôi không có giấy tờ gì của bên chồng. Tôi hộ khẩu ở Gia Lai, đăng ký kết hôn ở Bắc nơi chồng tôi có hộ khẩu. Luât sư tư vấn giúp tôi làm sao tôi không phải ra Bắc giải quyết nhiều lần ? Tôi không có gì tranh chấp gì cả. Xin cảm ơn luât sư.


Quyền chăm nom, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn ?

Thưa Luật sư, Tôi hiện nay 38 tuổi, đã ly hôn theo luật định vào tháng 07/2016 và hiện đã kết hôn với người khác. Tôi và vợ cũ có một con trai đến tháng 12/2016 tròn 07 tuổi (hiện đang là học sinh lớp 2) và cháu đang sống với mẹ.


Dịch vụ nổi bật