So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân

Cập nhật | Số lượt đọc: 1342

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế, không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng khoán.

Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là:

1. Chủ thể

- Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định.

- Hộ kinh doanh: do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

2. Quy mô kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân

+ Lớn hơn

+ Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh

+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu

- Hộ kinh doanh

+ Nhỏ hơn

+ Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nới đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.

+ Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…

+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Lượng nhân công

- Doanh nghiệp tư nhân: không hạn chế

- Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công 10 người

4. Điều kiện kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân: buộc phải đăng kí kinh doanh, phải đăng kí kinh doanh ở cấp tính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp

- Hộ kinh doanh:chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

5. Ưu điểm

- Doanh nghiệp tư nhân: một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dang vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm của mình.

- Hộ kinh doanh: quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

6. Nhược điểm

- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.

- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động mong muốn.

 

Trân trọng!


 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?

Doanh nghiệp ngừng kinh doanh có phải đóng thuế môn bài không? Quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào?


Đối tượng không chịu thuế, thuế suất 0% và miễn thuế hiểu thế nào?

Đối tượng không chịu thuế GTGT là những loại vật tư, hàng hoá dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; Hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; Dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh; Liên quan đến nhân đạo.....


Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử

Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử vào ngày 25 tháng 6 năm 2013.


Quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại

Theo quy định tại Luật trọng tài hương mại 2010 thì Thẩm quyền của trọng tài thương mại được hướng dẫn và quy định như sau:


Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ Là hình thức cho vay tiền đòi hỏi người vay phải có tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng cầm đồ. Người vay tiền có tài sản cầm cố gọi là Bên cầm đồ; người cho vay tiền nhận tài sản cầm cố gọi là Bên nhận cầm đồ.


Dịch vụ nổi bật