Cấp phép xây dựng nhà ở trên diện tích đất phát sinh thêm

Cập nhật | Số lượt đọc: 1356

Cùng tham khảo về điều kiện và cách thức xin cấp phép xây dựng nhà ở trên diện tích đất phát sinh thêm qua bài viết sau đây của Luật Đại Kim.

Có rất nhiều trường hợp phần diện tích đất ở của bạn thay đổi có thể do được tặng cho, chuyển nhượng hay thừa kế,... Như vậy diện tích thực tế đã tăng thêm này không đồng nhất với diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản đi kèm của bạn. Vậy bạn phải làm gì để hợp pháp hóa diện tích tăng thêm đó? Thực tiễn xảy ra rất nhiều trường hợp. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây:

Câu hỏi tư vấn:

Thưa luật sư! Vào cuối năm 2015 tôi mua một mảnh đất CLN có diện tích theo sổ là 87m2 (khoảng 4.7×18m) nhưng được chủ đất chia cho thêm thành 5m x 18m = 90 m2 và được viết thêm giấy thỏa thuận tay về việc chia cho đất để làm tròn diện tích như trên.

Sau khi mua tôi chỉ có chuyển đổi hết 87m2 theo trong sổ lên đất thổ cư mà chưa nhập thêm phần diện tích mà chủ đất cho thêm kia vào trong sổ. Nhưng nay tôi muốn xây nhà và đang trong giai đoạn đi xin cấp phép xây dựng mà tôi chưa biết làm sao để được ban địa chính cấp phép xây dựng theo đúng như phần diện tích mà chủ đất đã chia cho tôi là 5x18. Vậy nên tôi rất mong được luật sư tư vấn giúp:

1. Làm thế nào để được nhà nước cấp phép xây dựng theo diện tích bề ngang mà chủ đất đã chia thêm cho là 5x18 chứ không phải là 4.7x18 như trong sổ đỏ.

2. Thủ tục cấp phép xây dựng mới gồm những gì? Thời gian được cấp phép là bao lâu? Kính mong luật sư giúp đỡ.

Luật sư trả lời:

Thứ nhất: Làm thế nào để được nhà nước cấp phép xây dựng theo diện tích 90 m2

Đối với trường hợp này, để được nhà nước cấp phép xây dựng theo diện tích 90 m2 bạn phải đăng ký biến động đất đai theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 95 Luật đất đai năm 2013 như sau:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

Thứ hai. Thủ tục cấp phép xây dựng mới gồm những gì? Thời gian được cấp phép là bao lâu?

- Thủ tục cấp phép xây dựng mới được quy định tại Điều 17 Thông tư 15/2016 như sau:

a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về thủ tục và quy trình cấp giấy phép xây dựng trong các bài viết khác của chúng tôi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Sang tên nhà đất khi chủ sở hữu xây nhà không có giấy phép

Cùng Luật Đại Kim tham khảo trường hợp sang tên nhà đất khi chủ sở hữu xây nhà không có giấy phép xây dựng trong bài viết sau đây của chúng tôi.


Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị

Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị là gì và bao gồm những bước nào? Vui lòng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.


Hoàn công nhà ở khi hiện trạng khác giấy phép xây dựng

Hoàn công nhà ở khi hiện trạng khác giấy phép xây dựng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy làm cách nào để được hoàn công nhà ở trong trường hợp này?


Quy định mới về thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng hướng đến mục đích quan trọng nhất là đảm bảo trật tự xây dựng trong đô thị, đảm bảo việc xây dựng có quy hoạch theo những tiêu chuẩn nhất định của quốc gia và đảm bảo các vấn đề quản lý đô thị.


Luật sư tranh tụng đất đai

Đất đai,  nhà cửa là một trong những tài sản lớn nhất của người dân. Vì vậy, đất đai và nhà cửa thường xuyên và liên tục trở thành đối tượng của những tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Luật sư tranh tụng đất đai của Luật Đại Kim là dịch vụ pháp lý chuyên sâu do các Luật sư giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh tụng trực tiếp tham gia giải quyết. Luật sư tranh tụng đất đai là một trong những lĩnh vực thế mạnh của Luật Đại Kim


Dịch vụ nổi bật