Nhà nước thực hiện quản lý đất đai thông qua bản đồ địa chính như thế nào?

Cập nhật | Số lượt đọc: 1503

Nhà nước thực hiện quản lý đất đai thông qua bản đồ địa chính như thế nào? Mời các bạn tham khảo trong bài viết sau đây của Luật Đại Kim chúng tôi.

Câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật đất đai có quy định về vấn đề Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý đất đai thông qua bản đồ địa chính như thế nào? Vấn đề quản lý đất đai được quy định ở văn bản nào? Cám ơn Luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư Luật Đại Kim xin tư vấn như sau:

Điều 31 Luật đất đai 2013 quy định về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính như sau:

1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

2. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ, địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương”.

So với quy định của Luật đất đai 2003 trước đây, vấn đề này được bổ sung 2 nội dung gồm:

– Việc chỉnh lý bản đồ địa chính và trách nhiệm của địa phương, cụ thể là ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉnh lý bản đồ;

– Điều kiện hành nghề đo đạc địa chính (thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

* Về chỉnh lý bản đồ địa chính:

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý, quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã.

Ngày 19/5/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính (viết tắt là Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT). Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, việc chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành trong các trường hợp sau:

– Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);

– Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trà các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);

– Thay đổi diện tích thửa đất;

– Thay đổi mục đích sử dụng đất;

– Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;

– Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;

– Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;

– Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;

– Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

Nhà nước thực hiện quản lý đất đai thông qua bản đồ địa chính như thế nào?

* Về điều kiện hành nghề đo đạc địa chính:

Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay một phần là bởi những bất cập, tồn tại của pháp luật đất đai, nhưng một phần không nhỏ cũng xuất phát từ yểu tố con người trong quá trình thực thi. Những con số chênh lệch về diện tích đất đai khiến cho hồ sơ quản lý của Nhà nước không thống nhất, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khó tránh khỏi thiếu sót, việc truy thu nghĩa vụ tài chính từ người sử dụng đất không chính xác…

Do đó, yêu cầu đặt ra đối với người thực hiện công tác đo đạc là hết sức cần thiết. Để đảm bảo tính chính xác cho việc đo đạc phục vụ công tác lập và chỉnh lý bản đồ địa chính, thì các cán bộ thực hiện công tác đo đạc cần đáp ứng yêu cầu chuẩn mực nhất định về chuyên môn. Theo quy định của Luật đất đai 2013, điều kiện hành nghề đo đạc địa chính sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

Quy định này trước đây không được đề cập đến trong Luật đất đai 2003. Tuy nhiên, Điều 40 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003 cũng đã quy định bản đồ địa chính phải do các đon vị được cấp giấy phép hành nghề hoặc được đăng ký hành nghề đo đạc bản đồ lập.

Ngày 04/5/2004, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT về “Ban hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ” áp dụng với đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc, bản đồ và các cơ quan khác có liên quan, với tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ ở đất liền, vùng trời và vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Hiện nay, điều kiện hành nghề đo đạc địa chính được quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BTNMT ngày 22/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT và Thông tư số 14/2011/TT-BTNMT về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Như vậy, tính mới của quy định về điều kiện hành nghề đo đạc đối với đất đai chỉ thể hiện ở điểm là mới được đưa vào ghi nhận trong Luật đất đai, tuy nhiên không hoàn toàn là một vấn đề mới mẻ trong thực tiễn.

Để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải di chuyển chỗ ở

Hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải di chuyển chỗ ở là nội dung chính trong bài viết sau đây của chúng tôi.


Các phương pháp định giá đất được áp dụng trong những trường hợp nào?

Các phương pháp định giá đất được áp dụng trong những trường hợp nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.


Cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ quan nào? Các thông tin về vấn đề này ra sao mời các bạn cùng theo dõi tại bài viết sau đây của Luật Đại Kim.


Quy định về giá đất trong Luật Đất đai 2013

Giá đất và xác định giá đất theo quy định pháp luật được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật Đất đai số 2013 có một vài điểm mới đáng chú ý sau:


Thủ tục thu hồi GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng

Thủ tục thu hồi, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp gồm những bước nào? Vui lòng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.


Dịch vụ nổi bật