Quy định của pháp luật về việc đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cập nhật | Số lượt đọc: 1460

Quy định của pháp luật về việc đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Những trường hợp cụ thể xử lý ra sao, mời các bạn tham khảo bài viết sau:

Câu hỏi tư vấn:

Tôi và chị gái tôi cùng sở hữu 1 mảnh đất do bố mẹ để lại. Hiện nay mảnh đất đó vào dự án xây dựng, gia đình tôi được cắm 1 mảnh đất mới. Chị gái tôi không sống cùng gia đình, muốn mảnh đất được cắm đứng tên tôi và cho tôi sở hữu thì thủ tục phải làm như thế nào?

Luật sư trả lời:

Mảnh đất này do bố mẹ bạn để lại cho bạn và chị gái bạn và chị gái bạn đồng ý cho bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, bạn chỉ cần sang tên sổ đỏ. Sang tên sổ đỏ là việc chuyển toàn bộ quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp từ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình này sang tổ chức, cá nhân hộ gia đình khác. Bạn có thể thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Bạn và bên bán liên hệ phòng công chứng nơi có tài sản nộp hồ sơ, yêu cầu công chứng hợp mua bán nhà đất.

Bước 2: Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng tại Phòng công chứng, bạn và bên bán nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận. Tuỳ thuộc vào nơi cấp sổ đỏ mà cơ quan tiếp nhận là văn phòng một cửa UBND quận/ huyện (nếu sổ đỏ do quận, huyện cấp), Văn phòng đăng ký nhà đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường (nếu sổ đỏ do UBND cấp tỉnh, thành phố cấp).

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo số tiền thuế, lệ phí trước bạ nhà đất để và địa chỉ nộp thuế để bạn và bên bán nộp.

Bước 4: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí. Bạn chuyển bản gốc biên lai đã nộp thuế, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Bước 5: Bạn và bên bán mang CMND lên nhận sổ đỏ đã sang tên.
Bạn cần lưu ý, hồ sơ bạn nộp cần đáp ứng một số loại giấy tờ sau:

- Đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu);

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 01 bản chính và 02 bản sao công chứng;

- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do cơ quan Địa chính có tư cách pháp nhân đo vẽ: 02 bản chính.

- CMTND, Hộ khẩu thường trú của bạn và bên bán ( Bản sao chứng thực);

- Văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có xác nhận của cơ quan công chứng: 02 bản chính;

- Tờ khai nộp Lệ phí trước bạ;

- Tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân;

Như vậy, bạn chỉ cần nộp hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ và thực hiện các bước chúng tôi đã hướng dẫn ở trên thì bạn đã hoàn thành được ý nguyện của mình.

Mọi thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI KIM

Địa chỉ: Phòng 5G, Tòa nhà Viện Chiến lược khoa học Bộ Công an, Số 5 Tú Mỡ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 024.8588.7555
Email: tuvanluat@luatdaikim.com
Web: www.luatdaikim - www.sangtentaisan.com - www.webthutuc.com

Có thể bạn quan tâm

Xin cấp giấy phép xây dựng đối với đất chung sổ đỏ

Mời các bnaj cùng tham khảo bài viết về Xin cấp giấy phép xây dựng đối với đất chung sổ đỏ trong bài viết sau đây của chúng tôi.

 


Đồng sở hữu quyền sử dụng đất

Đồng sở hữu quyền sử dụng đất khi một trong hai bên mua bán, chuyển nhượng thì thực hiện như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.


Tư vấn về đóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công

Mời các bạn tham khảo bài viết về tư vấn về đóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công trong bài viết sau của chúng tôi.


Xin giấy phép xây dựng nhà ở tại Phố Cổ Hà Nội được không?

Việc có xin giấy phép xây dựng nhà ở tại Phố Cổ - Hà Nội được hay không sau đây sẽ được Luật Đại Kim gửi tới các bạn trong bài viết của mình. Mời các bạn cùng theo dõi.


Thuế xây dựng nhà ở được tính như thế nào ?

Trong bài viết sau đây của mình, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách tính thuế xây dựng nhà ở như thế nào. Mời các bạn cùng theo dõi.


Dịch vụ nổi bật